Mỹ, Anh khai trận, không kích các mục tiêu của Houthi ở Yemen

Liên quân Mỹ và Anh ngày 10/1, đã không kích nhiều mục tiêu của lực lượng Houthi tại Yemen, đánh dấu phản ứng mạnh mẽ sau khi chính quyền Biden và các đồng minh cảnh báo rằng nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn này sẽ phải gánh chịu hậu quả khi thực hiện hàng loạt các cuộc tấn công ở Biển Đỏ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông đã ra lệnh tấn công để “đáp trả trực tiếp các cuộc tấn công chưa từng có của Houthi nhằm vào các tàu hàng hải quốc tế ở Biển Đỏ”.

“Hôm nay, theo chỉ đạo của tôi, các lực lượng quân sự Mỹ – cùng với Vương quốc Anh với sự hỗ trợ từ Australia, Bahrain, Canada và Hà Lan, đã tiến hành thành công các cuộc tấn công vào một số mục tiêu của Houthi ở Yemen. Đây là các mục tiêu được Houthi sử dụng nhằm gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải tại một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới,” Tổng thống Mỹ Biden nói trong một tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra.

Ông Biden cũng nói thêm ông sẽ “không ngần ngại chỉ đạo các biện pháp tiếp theo để bảo vệ người dân Mỹ và dòng chảy tự do thương mại quốc tế khi cần thiết”.

Mỹ và Anh tấn công một số mục tiêu của Houthi ở Yemen, bao gồm cả thủ đô Sanaa

Các cuộc tấn công của Mỹ và Anh được thực hiện bằng máy bay chiến đấu và tên lửa Tomahawk. Một quan chức Mỹ nói với CNN rằng hơn mười mục tiêu của Houthi đã bị tấn công bởi tên lửa được bắn từ trên không, trên bộ và các bệ phóng phụ nhằm làm suy giảm các cuộc tấn công liên tục của Houthi nhằm vào các tàu ở Biển Đỏ.

Mục tiêu bị không kích bao gồm các hệ thống radar, bãi phóng máy bay không người lái, bãi phóng tên lửa.

Trong nhiều tuần, Mỹ đã tìm cách tránh các cuộc tấn công trực tiếp vào Yemen trước nguy cơ có thể làm leo thang xung đột ở một khu vực vốn đã căng thẳng. Nhưng các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ có lẽ đã buộc liên minh này phải hành động.

Theo một nguồn tin quốc hội Mỹ, các quan chức cấp cao của chính phủ nước này đã thông báo cho lãnh đạo quốc hội vào thứ Năm tuần trước về các kế hoạch của Mỹ. Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với CNN rằng các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào hoạt động vận tải trên Biển Đỏ hôm thứ Ba vừa qua, là "giọt nước làm tràn ly", khiến Tổng thống Biden quyết định tiến hành các cuộc tấn công vào ngày 10/1, mặc dù công tác chuẩn bị đã được tiến hành một thời gian.

Theo một quan chức Mỹ khác, USS Florida, tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường vào Biển Đỏ hôm 23/11/2023, đã tham gia của cuộc tấn công vào Yemen. Quan chức này cho biết, giống như các tàu mặt nước tham gia cuộc tấn công, tàu ngầm này đã sử dụng tên lửa Tomahawk trong cuộc tấn công.

Các cuộc không kích của lực lượng liên quân xảy ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin phải nằm viện sau những biến chứng do phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.

Mặc dù Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Iraq và Syria kể từ khi chiến tranh bùng nổ ở dải Gaza, nhưng đây là cuộc tấn công đầu tiên được biết đến nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.

Các cuộc tấn công được thực hiện vào thời điểm tình hình tại Trung Đông đang căng thẳng và Mỹ đã tìm cách đảm bảo cuộc chiến ở Gaza không lan ra khu vực. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden đã rất cân nhắc khi tấn công lực lượng Houthi, do lo ngại có thể làm đảo lộn lệnh ngừng bắn mong manh giữa nhóm chiến binh và Saudi Arabia đã đạt được sau nhiều năm chiến tranh, đồng thời làm khủng hoảng leo thang ở Trung Đông.

Nhưng Nhà Trắng đã nói rõ rằng các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tuyến đường vận chuyển quốc tế ở phía nam Biển Đỏ là không thể chấp nhận được. Các cuộc tấn công đã buộc một số công ty vận tải biển lớn nhất thế giới phải điều chỉnh tuyến đường, lựa chọn các tuyến đường dài hơn hàng nghìn km bằng cách đi vòng quanh lục địa châu Phi.

Vài giờ trước cuộc tấn công ngày 10/1, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết Iran “có vai trò” trong việc yêu cầu người Houthis dừng “hoạt động liều lĩnh, nguy hiểm và bất hợp pháp” của họ. Ông này nói, nếu họ không làm vậy, “sẽ có hậu quả”.

Trong bài phát biểu hôm 10/1, thủ lĩnh Houthi, Abdul Malek Al-Houthi tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ nhằm vào Yemen sẽ đều “bị đáp trả”, thậm chí còn cảnh báo rằng phản ứng lực lượng này sẽ còn mạnh hơn so với việc tấn công các tàu Mỹ trên biển Đỏ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.