Mỹ ban hành luật cấm nhập khẩu nguyên liệu hạt nhân Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký thông qua luật nhằm cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật lệnh cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của Washington nhằm gây áp lực lên chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Đạo luật được Tổng thống Joe Biden ký ban hành tối 13/5 sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga sau 90 ngày. Động thái cũng kích hoạt gói chi tiêu 2,7 tỷ USD cho nỗ lực thiết lập nguồn cung uranium nội địa cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ. Tuy nhiên, lệnh này cũng cấp quyền cho Bộ Năng lượng Mỹ quyền miễn trừ trong trường hợp có lo ngại về nguồn cung. Điều này có nghĩa là Washington vẫn có thể nhập khẩu uranium làm giàu của Nga nếu họ không tìm được nguồn thay thế. Theo đạo luật, Bộ Năng lượng Mỹ có thể cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu uranium từ Nga cho đến năm 2028 nếu họ chưa tìm được nguồn cung thay thế hoặc trong trường hợp vì lợi ích quốc gia. Giới chức Nga chưa lên tiếng về động thái trên.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Nga là bên cung cấp khoảng 25% lượng uranium sử dụng cho các lò phản ứng ở Mỹ, giá trị khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Sau khi căng thẳng Nga - Mỹ leo thang liên quan chiến sự ở Ukraine năm 2022, Washington lo ngại Moskva có thể dừng xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân để đáp trả.

Hồi tháng 2, RIA Novosti trích dẫn số liệu thống kê chính thức cho thấy, Mỹ đã nhập khẩu lượng uranium của Nga trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Mỹ có trữ lượng uranium riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân của nước này. Trong khi đó, Nga có tổ hợp làm giàu uranium lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.  

Nga hiện sở hữu khoảng 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium của thế giới. Quá trình chuyển đổi uranium khai thác từ các mỏ nguyên liệu trở thành uranium làm giàu cho các lò phản ứng hạt nhân thường mất 3-5 năm và việc thay thế nguồn cung không phải là dễ dàng. Theo tờ Nikkei, vị thế của Nga trong thị trường nguyên liệu cho điện hạt nhân có thể tạo ra một thách thức lớn cho các nước phương Tây dù họ đang cố gắng thoát sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.

Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.

Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Meta - chủ sở hữu các ứng dụng Facebook, Instagram và WhatsApp - thông báo thu nhập ròng và doanh thu trong quý 3 năm nay của tập đoàn vượt kỳ vọng, đồng thời xác nhận sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).