Mỹ cần vạch rõ mục tiêu cuối cùng trong xung đột Ukraine

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cần phải vạch rõ các mục tiêu cuối cùng của mình trong cuộc xung đột ở Ukraine và cách thức giải ngân thêm bất kỳ khoản viện trợ nào cho Kiev.

Phát biểu trên được chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đưa ra vào thời điểm Nhà Trắng nhiều lần kêu gọi Quốc hội nước này thông qua gói viện trợ lớn dành cho Ukraine nhằm duy trì dòng vũ khí tới Kiev.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CBS, ông Mike Johnson cho rằng, Mỹ cần phải bảo đảm biên giới của chính mình trước khi bảo vệ biên giới của bất kỳ nước nào khác. Điều này phản ánh nguyên nhân chính dẫn tới sự phản đối của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đối với gói viện trợ mà chính quyền Tổng thống Joe Biden thúc đẩy vào cuối tháng 10/2023, trong đó hơn 60 tỷ USD dành cho Kiev. Đảng Cộng hòa cho đến nay vẫn kiên quyết phản đối, với yêu cầu dành tiền hỗ trợ cho chính sách bảo vệ biên giới chặt chẽ hơn.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Nguồn: Getty Images

Lý giải về động thái này, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết, việc chặn dự luật viện trợ cho Ukraine hồi cuối năm ngoái là một “thông điệp gửi tới Nhà Trắng rằng chính phủ vẫn chưa có một kế hoạch rõ ràng về vấn đề Ukraine để thông tin tới người dân Mỹ”.

“Kết cuộc ở Ukraine là gì? Chiến lược của nước Mỹ là gì? Mục tiêu là gì? Làm thế nào chúng ta có thể giám sát đúng mức số tiền đóng thuế quý giá này?” ông Mike Johnson nhận xét.

Cũng theo chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, để viện trợ thêm cho Ukraine, thực tế là Mỹ phải vay tiền từ nơi khác. Ông đồng thời lưu ý rằng nợ liên bang của Mỹ đã lên tới 34 nghìn tỷ USD.  “Điều chúng tôi đang nói là, hãy làm điều này một cách hợp lý… chúng tôi cần trách nhiệm giải trình đối với những người tài trợ cho việc đó,” và “Nhà Trắng chưa đưa ra những câu trả lời đó”.

Bà Shalanda Young- Giám đốc ngân sách Nhà Trắng thừa nhận với báo chí tuần trước rằng tình hình viện trợ của Ukraine là “tồi tệ”. Bà cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ của Quốc hội đối với nguồn tài trợ bổ sung, Mỹ có thể phải ngừng hoàn toàn viện trợ cho Kiev.

Theo ước tính của truyền thông Nga, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine leo thang vào đầu năm 2022, Kiev đã nhận được hơn 200 tỷ USD viện trợ quốc tế, trong đó gần đây nhất Mỹ đã cung cấp cho Kiev gói vũ khí mới trị giá 250 triệu USD vào cuối tháng 12. Về phía Nga, Moscow khẳng định viện trợ quân sự của phương Tây không giúp xoay chuyển cục diện cuộc xung đột, mà chỉ kéo dài giao tranh và làm tăng thương vong, đồng thời khiến các nhà tài trợ của Kiev trở thành bên trực tiếp tham gia vào xung đột.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.

Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.

Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.

Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.

Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).