Mỹ cảnh báo hiện tượng san hô bị tẩy trắng hàng loạt

Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ cho biết nhiệt độ đại dương ấm kỷ lục đã gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô toàn cầu lần thứ tư.

Tình trạng này đã được báo cáo ở ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ tháng 2/2023. Hiện tượng tẩy trắng san hô hàng loạt gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật biển, con người và nền kinh tế phụ thuộc vào các rạn san hô.

Các rạn san hô chỉ bao phủ chưa đến một phần trăm đáy đại dương, nhưng chúng có những lợi ích to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế biển. Một phần tư sinh vật biển phụ thuộc vào các rạn san hô làm nơi trú ẩn và tìm kiếm thức ăn.

Năm 2020, theo ước tính của Mạng lưới giám sát rạn san hô toàn cầu, hàng năm, các rạn san hô cung cấp khoảng 2,7 nghìn tỷ USD hàng hóa và dịch vụ, từ du lịch đến bảo vệ bờ biển. Chỉ riêng hoạt động du lịch lặn biển chiêm ngưỡng san hô đã tạo ra khoảng 36 tỷ USD.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng san hô sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao khắc nghiệt hơn vào năm 2024. Khi nhiệt độ nước tăng lên, san hô sẽ bị căng thẳng. Chúng đối phó bằng cách trục xuất các loại tảo đầy màu sắc sống trong mô của chúng, khiến chúng chuyển sang màu trắng.

Các nhà khoa học cho rằng san hô sẽ phải đối mặt với nhiệt độ cao khắc nghiệt hơn vào năm 2024.

Nhà sinh thái học David Obura cho biết, tẩy trắng ở san hô giống như một cơn sốt ở người. "Chúng ta sốt để chống lại bệnh tật, nếu bệnh không quá nặng, chúng ta sẽ khỏi bệnh. Nhưng nếu tình trạng quá nặng, kết quả là chúng ta sẽ chết".

Với tình trạng nóng lên toàn cầu như hiện nay, các nhà khoa học dự kiến khoảng 70% đến 90% rạn san hô trên thế giới sẽ biến mất. Cơ hội tốt nhất để san hô sống sót là thế giới cắt giảm lượng khí thải nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đang nỗ lực bảo tồn san hô bằng cách đưa ấu trùng san hô vào các ngân hàng bảo quản lạnh và nhân giống chúng bằng cách chọn ra các loại gen có sức chống chịu tốt hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel đang tiến sâu hơn vào Rafah và một cuộc di tản lớn đang diễn ra một cách khẩn trương. Trong bối cảnh số dân thường thiệt mạng và sự tàn phá ở vùng đất này ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia và tổ chức lên tiếng phản đối mạnh mẽ kế hoạch của Israel.

Tập đoàn công nghệ Microsoft đã công bố khoản đầu tư 4 tỷ euro để phát triển các trung tâm dữ liệu tại Pháp. Gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon cũng cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ của đất nước hình lục lăng.

Để tăng cung, giảm chênh lệch giá vàng với thế giới, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết trước mắt sẽ tăng số phiên đấu thầu và lâu dài sẽ sửa Nghị định 24.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế.

Trong một tuyên bố, quân đội Israel cho biết cửa khẩu Tây Erez đã được mở ở khu vực giữa Israel và phía Bắc Dải Gaza để chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Ai Cập cho biết họ sẽ chính thức tham gia vụ kiện Israel do Nam Phi đệ trình tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cáo buộc Israel vi phạm nghĩa vụ theo Công ước chống diệt chủng năm 1948 liên quan đến người Palestine ở Dải Gaza.