Mỹ chuẩn bị cấm TikTok, điều gì xảy ra tiếp theo?

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/4 đã ký ban hành dự luật yêu cầu công ty mẹ của TikTok là ByteDance (có trụ sở tại Trung Quốc) phải thoái vốn trong vòng 9 tháng, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn quốc.

Đồng hồ đếm ngược bắt đầu điểm Sau khi Biden ký dự luật, ByteDance sẽ có 270 ngày để bán TikTok. Nếu có vẻ như ByteDance sắp thoái vốn trước khi thời hạn 9 tháng kết thúc, Tổng thống Mỹ có thể cho phép thêm 90 ngày để hoàn tất bất kỳ thỏa thuận nào. Khoảng thời gian 270 ngày sẽ kết thúc vào thời điểm lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, vào ngày 20 tháng 1 năm 2025. Khi đó, quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra bởi ông Biden, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, hoặc ông Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa.

Theo các nhà phân tích, việc hạn chế quyền truy cập vào một nền tảng phổ biến như TikTok có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin của người dùng ở Mỹ. Bên cạnh đó, làm xấu thêm mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đã căng thẳng và khá phức tạp.

Vì sao Mỹ muốn cấm TikTok?

Trước khi được Tổng thống Joe Biden ký ban hành, dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua với số phiếu 79-18, 3 ngày sau khi Hạ viện thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng.

Trong nhiều tháng qua, giới chức Mỹ liên tục bày tỏ lo ngại trước việc một công ty Trung Quốc sở hữu mạng xã hội được sử dụng nhiều bậc nhất nước này. Washington sợ những dữ liệu người dùng của TikTok được ByteDance chia sẻ trực tiếp với Chính phủ Trung Quốc và đã tìm nhiều cách ngăn chặn điều này.

Brendan Carr, người đứng đầu Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ, từng viết thư cho lãnh đạo các gã khổng lồ công nghệ như Google và Meta, trong đó nói rằng “TikTok không giống như bề ngoài. Đó không chỉ là một ứng dụng để chia sẻ các video hài hước. Về cốt lõi, TikTok hoạt động như một công cụ giám sát tinh vi”, ông nói và cho biết thêm “Ấn Độ đã cấm TikTok vì lý do an ninh quốc gia”.

Hồi năm 2020, tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã cố đình chỉ hoạt động của TikTok và WeChat - ứng dụng nhắn tin cũng của một công ty Trung Quốc - tại nước này. Tuy nhiên, động thái này sau đó bị tòa án Mỹ vô hiệu hóa.

Dự luật mới được Quốc hội thông qua sẽ cho chính quyền Mỹ thêm cơ sở pháp lý để cấm TikTok. Ngoài ra, nó cũng cho Nhà Trắng tiền lệ để cấm hoặc ép bán một ứng dụng có chủ sở hữu nước ngoài khác bị cho là mối đe dọa an ninh.

TikTok và Trung Quốc phản ứng thế nào?

TikTok lâu nay vẫn phủ nhận mọi cáo buộc chia sẻ dữ liệu người dùng với Bắc Kinh. Do đó, mạng xã hội này phản đối kịch liệt bất kỳ điều luật nào có thể dẫn đến việc buộc ByteDance thoái vốn.

Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew tuyên bố nền tảng này đã đầu tư hàng tỷ đô la để giữ an toàn cho dữ liệu ở Mỹ cũng như bảo đảm rằng ứng dụng này không bị ảnh hưởng và bị thao túng từ bên ngoài.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc Washington có “hành vi bắt nạt” và “tận dụng quyền lực nhà nước” chống lại ByteDance. Ông Uông cũng cảnh báo lệnh cấm được đề xuất “chắc chắn sẽ quay trở lại gây tổn hại cho Mỹ” vì nó sẽ làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư vào Mỹ.

Đồng hồ đếm ngược bắt đầu điểm

Sau khi Biden ký dự luật, ByteDance sẽ có 270 ngày để bán TikTok. Nếu có vẻ như ByteDance sắp thoái vốn trước khi thời hạn 9 tháng kết thúc, Tổng thống Mỹ có thể cho phép thêm 90 ngày để hoàn tất bất kỳ thỏa thuận nào. Khoảng thời gian 270 ngày sẽ kết thúc vào thời điểm lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới, vào ngày 20 tháng 1 năm 2025. Khi đó, quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra bởi ông Biden, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, hoặc ông Donald Trump, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa.

TikTok sẽ kiện

Sau khi dự luật yêu cầu ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok được ký ban hành, TikTok tuyên bố sẽ đấu tranh trước toà để ngăn chặn dự luật này.

"Hãy yên tâm, chúng tôi sẽ không đi đâu cả", ông Shou Zi Chew, Giám đốc điều hành (CEO) Tiktok, nói trong đoạn video được đăng trên TikTok hôm 24/4 ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật liên quan tới ứng dụng chia sẻ video TikTok.

Năm ngoái, TikTok đã thực hiện các hành động pháp lý tương tự để ngăn chặn lệnh cấm ứng dụng này ở bang Montana. Nếu như kịch bản này lặp lại, chính công ty và người dùng TikTok sẽ đệ các đơn kiện riêng rẽ để cản trở dự luật của Mỹ. Các thủ tục tố tụng tại tòa án sẽ khó có khả năng hoàn tất vào cuối năm.

Nếu TikTok được bán, ai có thể mua?

Theo nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities, các nhà thầu có khả năng bao gồm Microsoft, Oracle hoặc các nhóm cổ phần tư nhân. Cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng nói với CNBC vào tháng 3 rằng ông dự định tập hợp một nhóm đầu tư để đấu thầu TikTok.

Tuy nhiên, nhà phân tích Ives cho rằng ByteDance khó có thể bán TikTok cùng các thuật toán cốt lõi của mình. Ông Ives cho biết trong một nghiên cứu: “giá trị của TikTok sẽ thay đổi đáng kể nếu không có thuật toán và khiến việc bán/thoái vốn cuối cùng của TikTok trở thành một nỗ lực rất phức tạp, với nhiều nhà thầu chiến lược/tài chính tiềm năng đang hồi hộp chờ đợi quá trình này bắt đầu”.

Các nền tảng truyền thông xã hội khác có thể hưởng lợi?

Theo nhà phân tích Ives, các đối thủ như Meta có thể được hưởng lợi từ luật. Wedbush Securities ước tính rằng khoảng 60% người dùng TikTok sẽ chuyển sang Instagram và Facebook của Meta nếu TikTok ngừng hoạt động ở Mỹ. Google cũng sẽ được hưởng lợi.

Ai phản đối lệnh cấm TikTok?

Dự luật cấm TikTok tại Mỹ bị nhiều người dùng phản đối, đặc biệt là những người sáng tạo nội dung, những người có thể kiếm vài trăm đến hàng nghìn đô la Mỹ mỗi tháng từ video của họ.

Dự luật này cũng được xem xét kỹ lưỡng bởi các nhóm dân quyền và kỹ thuật số ở Mỹ như Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và Tổ chức Biên giới Điện tử.

“Việc cấm TikTok, trực tiếp hoặc gián tiếp, sẽ vi phạm Tu chính án thứ nhất vì nó sẽ hạn chế quyền tự do biểu đạt và hạn chế quyền truy cập của công chúng vào một nguồn thông tin quan trọng. Chính phủ không thể áp đặt loại lệnh cấm hoàn toàn này trừ khi đó là cách duy nhất để ngăn chặn tác hại cực kỳ nghiêm trọng và ngay lập tức đối với an ninh quốc gia”, Ashley Gorski, luật sư cấp cao của Dự án An ninh Quốc gia của ACLU, nói với Al Jazeera.

“Không có bằng chứng công khai nào về loại tác hại đó. Và ngay cả nếu có, lệnh cấm hoàn toàn đối với TikTok sẽ không phải là câu trả lời duy nhất,” cô nói.

Không giống như Liên minh châu Âu, Mỹ vẫn chưa có luật riêng tư dữ liệu liên bang thống nhất, điều mà luật sư Gorski nói sẽ giúp giải quyết nhiều lo ngại xung quanh việc bảo vệ dữ liệu người dùng Mỹ.

Các nhà quan sát khác lưu ý rằng TikTok hoạt động giống như X, ứng dụng trước đây có tên gọi Twitter, cũng như Facebook và Instagram do Meta sở hữu. Họ cũng cho rằng sẽ là đạo đức giả khi chỉ cấm TikTok, còn những gã khổng lồ truyền thông xã hội khác có trụ sở tại Mỹ cũng lưu trữ dữ liệu người dùng – như Meta và X – lại không bị giám sát chặt chẽ.

Dự kiến ứng dụng TikTok sẽ không thay đổi đối với 170 triệu người dùng ở Mỹ từ nay đến cuối giai đoạn thoái vốn trong 4 tháng đầu năm 2025.

Những quốc gia nào đã cấm hoặc hạn chế quyền truy cập vào TikTok?

TikTok đang bị để ý không chỉ tại Mỹ. Nepal và Ấn Độ đều đã cấm TikTok.  Nhiều chính phủ như Afghanistan, Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc), Anh và các cơ quan quản lý EU đều đã cấm ứng dụng này trên thiết bị chính thức của chính phủ. Pakistan và Indonesia cũng đã tiến hành các cuộc thảo luận về việc có nên hạn chế quyền truy cập vào TikTok hay không và ở mức độ nào.

EU, khu vực có thành tích quản lý chặt những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon về cáo buộc lạm dụng quá mức, có thể là thử thách lớn tiếp theo của TikTok. Vào tháng 2, EU đã mở một cuộc điều tra chính thức về TikTok, nhưng tập trung nhiều hơn vào nội dung, quảng cáo và tác động của ứng dụng gây nghiện đối với trẻ vị thành niên.

Vì sao nhiều người dùng toàn cầu đang nghiện Tiktok?

Hiện tại, TikTok đang là mạng xã hội tăng trưởng người dùng nhanh nhất hiện nay và đã cán mốc hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. TikTok chỉ xếp sau Facebook về số người dùng hàng tháng trên các nền tảng trực tuyến. Thậm chí, TikTok đã vượt qua Google để trở thành tên miền có lượng truy cập nhiều nhất thế giới từ năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng luôn đi kèm với mặt trái.

Một trong những vấn đề đặt ra đối với TikTok là bản chất gây nghiện của nền tảng mạng xã hội này và ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng của nó đối với trẻ vị thành niên. Mặc dù Tiktok giới hạn người dùng dưới 13 tuổi, nhưng theo một khảo sát của Ofcom, có đến khoảng 16% số người xem Tiktok là trẻ em thuộc độ tuổi từ 3-4 tuổi, và trẻ 5-7 tuổi chiếm đến 29%.

Tờ The Guardian cũng nhận định rằng TikTok đang trở thành cơn nghiện mới của giới trẻ. Theo kết quả mà tờ Cosmopolitan công bố, trong số 1 tỷ người dùng TikTok trên thế giới thì có đến 6,4% (tương đương 64 triệu người) thuộc nhóm có “nguy cơ” nghiện ứng dụng này, đến 25,4% nhóm người thuộc nguy cơ thấp nhưng vẫn có thể bị nghiện.

Theo các chuyên gia, nhiều người dùng đang dần bị nghiện Tiktok do ứng dụng này sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo AI phân tích dữ liệu người dùng. Nhờ đó, Tiktok có thể dự đoán và hiểu được thói quen xem các video của người dùng, từ đó đưa ra các gợi ý nội dung thuộc sở thích của mỗi cá nhân khiến người xem thấy thỏa mãn, lướt Tiktok lâu hơn và nghiện lúc nào không hay.

Tiến sĩ Justin Shleifer, một bác sĩ tâm thần trẻ em và vị thành niên tại Bệnh viện Bradley, cho biết: “chúng ta gần như bị các ứng dụng này điều chỉnh hành vi để có được sự hài lòng ngay lập tức”. “Mặc dù sự hài lòng ngay lập tức nghe có vẻ tuyệt vời, nó có thể gây ảnh hưởng đến não bộ vài giờ sau khi bạn thoát khỏi ứng dụng”, ông Shleifer cho biết thêm.

Không chỉ vậy, do hầu hết các video trên TikTok đều có thời lượng rất ngắn, áp lực sản sinh ra nội dung ở mức cao dẫn đến việc nhiều video có nội dung “bất chấp” đã được tạo ra. Yêu cầu đặt ra cho các video trên nền tảng này chỉ đơn thuần là làm sao để người xem ở lại với video đó lâu hơn, từ đó tăng cơ hội giúp kênh được nhiều người biết tới, khiến các TikToker có xu hướng tìm mọi cách để đạt được mục tiêu, bất kể nội dung của video như thế nào./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.

Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.