Mỹ đã viện trợ quân sự khoảng 100 tỷ USD cho Ukraine

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.

Thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong bài phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại New York. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực chi tiêu toàn bộ số tiền được Quốc hội phân bổ trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025.

"Chúng tôi đã chi khoảng 100 tỷ USD cho Ukraine. Các đồng minh và đối tác của chúng tôi, họ cũng đã chi khoảng 150 tỷ USD để làm điều đó",  Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết. Theo ông Blinken, hỗ trợ tài chính cho Kiev là "ví dụ tốt nhất về việc chia sẻ gánh nặng" giữa các thành viên NATO khi xung đột vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Binh lính Ukraine chuẩn bị pháo lựu M777 do Hoa Kỳ cung cấp để bắn vào các vị trí của Nga ở khu vực Kherson, Ukraine.

Ông Blinken khẳng định, người nộp thuế thực sự được hưởng lợi từ những nỗ lực của Washington nhằm trang bị vũ khí cho Ukraine, vì có nhiều việc làm mới được tạo ra tại Mỹ, đáp ứng hoạt động chế tạo vũ khí.

“Phần lớn số tiền đó được chi tiêu trong cơ sở công nghiệp quốc phòng của chúng tôi để sản xuất, chế tạo ra những thứ mà người Ukraine cần để tự vệ”, ông Blinken nói.

Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết "tăng cường đáng kể" việc cung cấp vũ khí và viện trợ cho Ukraine trong những tuần cuối cùng của nhiệm kỳ.

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022.

Tuần trước, Tổng thống Biden đã phê duyệt một gói vũ khí mới trị giá 500 triệu USD cho Ukraine, thực hiện lời thề của mình là sẽ rút cạn nguồn dự trữ tài trợ liên quan đến Ukraine. Gói mới nhất, gói thứ 72 cùng loại bao gồm thêm thiết bị phòng không, pháo binh, máy bay không người lái và xe bọc thép.

Gói viện trợ này được chấp thuận chỉ một tuần sau khi một gói an ninh khác trị giá 988 triệu USD được thông qua trong Sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), một cơ chế hỗ trợ quân sự riêng biệt.

Đầu tháng này, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Mike Johnson cho biết, ông không mong đợi "bất kỳ khoản tài trợ nào cho Ukraine sẽ xuất hiện vào lúc này", phản ánh sự không chắc chắn về các cam kết của Washington dưới nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Donald Trump.

Nga đã nhiều lần cảnh báo không có khoản viện trợ nào của phương Tây có thể ngăn cản quân đội nước này đạt được mục tiêu của hoạt động quân sự hoặc thay đổi kết quả cuối cùng của cuộc xung đột Ukraine.

Người phát ngôn Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov khẳng định, Tổng thống Biden đang thực hiện một bước đi sai lầm và điều này chỉm căng thẳng gia tăng hơn với Nga.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu với báo giới ngày 19/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, các cuộc không kích của Israel là sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria và phải ngừng ngay lập tức.

Chính phủ lâm thời Syria đang nỗ lực thúc đẩy cải cách kinh tế sâu rộng nhằm ổn định đất nước sau nhiều năm nội chiến.

Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.

Australia vừa ký thỏa thuận an ninh mới trị giá 190 triệu AUD với quần đảo Solomon để hỗ trợ nước này mở rộng và tăng cường năng lực cho lực lượng cảnh sát. Thỏa thuận này cũng sẽ giúp Solomon giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài khu vực.

Dự luật chi tiêu của Đảng Cộng hòa được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ đã không được thông qua tại Hạ viện ngày hôm qua (19/12), khiến chính phủ Mỹ có nguy cơ cao bị đóng cửa.

Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cung cấp thêm 30 tỷ Euro hỗ trợ tài chính cho Ukraine vào năm 2025.