Mỹ 'đau đầu' vì trần nợ công (Nhìn ra thế giới ngày 15/05/2023)

Mỹ đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, có thể dẫn tới sự lao dốc của nền kinh tế tài chính. Sau nhiều cuộc thảo luận, các nhà hoạch định chính sách thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề nâng trần nợ công, trong khi Bộ Tài chính cảnh báo rằng nước này có thể cạn tiền và không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 tới. Nếu không bên nào lùi bước, lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ có thể vỡ nợ, gây ra bất ổn kinh tế toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một giai đoạn mới của cuộc xung đột Nga - Ukraine đang mở ra, khi cả hai bên thời gian qua đều nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn. Nga ngày càng tiến công ổn định và có khả năng đạt được đột phá.

Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Nguyên nhân là Iran theo đuổi cách tiếp cận chiến lược, không gây nhiều tổn thất cho đối phương, không làm leo thang tình hình trong khu vực. Vậy mục đích thật sự của Iran khi tấn công Israel là gì? Có chăng chỉ đơn giản là răn đe Mỹ và Israel, bảo vệ danh dự sau vụ tấn công lãnh sự quán ở Syria.

Rạng sáng 14/4 (theo giờ Việt Nam), Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng, làm tăng nguy cơ dẫn đến chiến tranh khu vực và có thể kéo theo sự tham gia của Mỹ.

Sốt xuất huyết trước đây từng chỉ xuất hiện giới hạn ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng biến đổi khí hậu và sự mở rộng đô thị đã khiến dịch bệnh này ngày càng gia tăng và lan rộng trên toàn cầu. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Thế nhưng, các cuộc tấn công vào đại sứ quán Mexico và Iran vừa qua đã nhấn mạnh thực tế là luật pháp quốc tế đang bị vi phạm nghiêm trọng, cần phải bị lên án mạnh mẽ.

Phương Tây lâu nay vẫn tuyên bố họ là những người bảo vệ “trật tự dựa trên luật lệ”. Tuy nhiên, trong khi tại Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đứng về phía Kiev - bên bị tấn công, thì tại Dải Gaza, họ lại đứng về phía Israel - bên tấn công. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.