Mỹ đưa tàu đổ bộ lên Mặt Trăng sau nửa thế kỷ

Tàu đổ bộ Odysseus, được thiết kế bởi công ty hàng không vũ trụ tư nhân Intuitive Machines, đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên do Mỹ sản xuất hạ cánh xuống Mặt Trăng kể từ năm 1972. Tàu được phóng lên bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 vào ngày 15 tháng 2.

Ông Tim Crain, người đồng sáng lập Intuitive Machines khẳng định: "Chắc chắn, con tàu đã hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng và chúng tôi đang truyền tin về trái đất".

Ngay sau khi tàu đổ bộ cao 14 feet (4,2 mét) hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng, Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson  phát biểu "Hôm nay, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Mỹ đã trở lại Mặt Trăng, chứng minh sức mạnh và lời hứa của NASA với các đối tác thương mại.”

Đồ họa tàu Odysseus hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng

Trong khi di chuyển quanh quỹ đạo Mặt Trăng, tàu Odysseus đã chụp một bức ảnh về miệng núi lửa Bel'kovich. Tàu mang theo sáu thiết bị nghiên cứu của NASA, bao gồm thiết bị phân tích Đất Mặt Trăng và plasma điện.

Tàu Odysseus cũng mang theo một tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ Jeff Koons - một chiếc hộp trong suốt với 125 tác phẩm điêu khắc tròn bằng thép không gỉ, đại diện cho các giai đoạn của Mặt Trăng.

Mỹ ngừng gửi tàu đổ bộ lên Mặt trăng sau khi sứ mệnh Apollo 17 kết thúc vào tháng 12 năm 1972. Tháng trước, NASA thông báo rằng sứ mệnh Artemis II của họ – một chuyến bay có người lái ngang qua mặt trăng– đã bị trì hoãn cho đến tháng 9 năm 2025. Các phi hành gia Mỹ dự kiến sẽ trở lại Mặt trăng vào tháng 9 năm 2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự án sản xuất tơ tằm tại thị trấn Naga Oun, ngoại ô thành phố Beheira, Ai Cập đã và đang giúp đỡ nhiều gia đình cải thiện kinh tế.

Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vừa tuyên bố cựu Thứ trưởng Quốc phòng nước này Dmitry Bulgakov đã bị bắt và bị buộc tội vì hành vi tham nhũng.

Chính phủ Mỹ và Brazil vừa công bố chương trình nghị sự về quan hệ đối tác khí hậu, với nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn quỹ về khí hậu, một ưu tiên của Brazil trong nhiệm kỳ chủ tịch G20 năm nay.

Lãnh đạo các nước Australia, New Zealand và Canada đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza, nhằm bảo vệ dân thường ở dải đất ven biển Địa Trung Hải vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Cựu Tổng thống Mỹ cho biết ông và vợ đã gọi điện cho bà Harris bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn dành cho việc bà ra tranh cử Tổng thống Mỹ.

Giới chức Israel đã áp đặt điều kiện mới là phải sàng lọc dân thường khi họ di chuyển từ phía nam đến phía bắc Dải Gaza.