Mỹ giúp Việt Nam bảo vệ động vật hoang dã

Hôm nay, Hoa Kỳ cùng Việt Nam khởi động hai dự án mới về phòng chống buôn bán động vật hoang dã và giảm tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật, do USAID tài trợ với ngân sách hơn 2 triệu đô la Mỹ.

Sự kiện khởi động dự án do Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức.

Đây là hai dự án do USAID tài trợ với ngân sách hơn 2 triệu đô la Mỹ, sẽ được thực hiện bởi Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) và Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD). Đây là hai dự án đầu tiên trong lĩnh vực phòng chống buôn bán động vật hoang dã được USAID tài trợ trực tiếp cho các tổ chức địa phương của Việt Nam.

Chính phủ Mỹ cung cấp 27,8 triệu đô la Mỹ hỗ trợ chống nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

“Hoa Kỳ là đối tác cam kết của Việt Nam trong công tác phòng chống nạn buôn bán dộng vật hoang dã trái pháp luật và bảo tồn đa dạng sinh học, phù hợp với các ưu tiên chung của hai quốc gia trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam. Thông qua việc khởi động hai dự án mới ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ưu tiên chung này", Phó Giám đốc USAID Việt Nam, bà Debra Mosel phát biểu tại sự kiện.

“Chúng tôi rất vui mừng khi các dự án này sẽ do hai tổ chức địa phương của Việt Nam thực hiện. USAID ưu tiên hỗ trợ sự phát triển do địa phương dẫn dắt, vì sự dẫn dắt và làm chủ của các tổ chức địa phương là điều cần thiết đảm bảo tính bền vững của các kết quả phát triển. Tại Việt Nam, các tổ chức địa phương đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật", bà Debra Mosel nhấn mạnh.

Bà Debra Mosel, Phó giám đốc USAID Việt Nam

Việt Nam được xếp hạng thứ 14 trên thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm. Tuy vậy, điều đáng tiếc là nhiều loài trong số đó đang bên bờ vực tuyệt chủng.

Dự án Bảo tồn động vật hoang dã bền vững do SVW thực hiện và dự án Bảo tồn các loài bị đe dọa do CCD thực hiện sẽ hỗ trợ Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai và Rừng đặc dụng Hương Sơn ở Hà Nội bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu vực này thông qua nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, triển khai ứng dụng bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra (SMART) trong hoạt động tuần tra rừng và sử dụng công nghệ bẫy ảnh để giám sát động vật hoang dã.

Các dự án này cũng sẽ góp phần giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật thông qua nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương cũng như các lãnh đạo địa phương, nhằm nâng cao công tác bảo tồn tại các khu vực này.

Kể từ năm 2016, Chính phủ Mỹ đã cung cấp 27,8 triệu đô la Mỹ hỗ trợ các nỗ lực chống nạn buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật, bao gồm các hoạt động hỗ trợ tăng cường công tác thực thi pháp luật, cải thiện chính sách, truyền thông giảm cầu và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.