Mỹ không kích vào các nhóm thân Iran ở Syria

Mỹ đã thực hiện hai cuộc không kích ở Syria nhằm vào các nhóm do Iran hậu thuẫn hôm 12/10 (giờ địa phương), trong động thái mới nhất nhằm trả đũa các cuộc tấn công nhắm tới quân đội Mỹ ở khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong một tuyên bố cho biết, các cuộc tấn công nhằm vào một cơ sở huấn luyện gần thành phố Albu Kamal và một cơ sở đầu não gần thành phố Mayadeen. Các vụ không kích được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

“Tổng thống không có ưu tiên nào cao hơn sự an toàn của nhân viên Mỹ và ông ấy đã chỉ đạo hành động ngày hôm nay để làm rõ rằng Mỹ sẽ bảo vệ chính mình, nhân viên và lợi ích của mình”, Reuters trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.

Các vụ không kích được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Theo New York Times, máy bay chiến đấu F-15E của Lực lượng Không quân Mỹ đã tấn công một số tòa nhà ở Abu Kamal dùng để huấn luyện và cất giữ đạn dược, cũng như một ngôi nhà ở Mayadeen được dùng làm trụ sở chỉ huy. Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết các cuộc tấn công diễn ra trong vài giờ qua và nói thêm rằng giới chức Mỹ đang tiến hành đánh giá mức độ thương vong.

Cuộc tấn công diễn ra chỉ 4 ngày sau khi máy bay chiến đấu của Mỹ tấn công một kho đạn dược ở miền đông Syria. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết hai đợt tấn công mới nhất, cũng như một đợt tấn công vào ngày 27 tháng 10, nhằm ngăn chặn các vụ tấn bằng máy bay không người lái và tên lửa nhằm vào quân đội Mỹ ở Syria và Iraq.

Tổng thống Biden đã bác bỏ các phương án ném bom mạnh mẽ hơn do Lầu Năm Góc đề xuất vì lo ngại kích động xung đột rộng hơn với Iran. Tuy nhiên, một số nghị sỹ đảng Cộng hòa cho rằng, các phản ứng của Nhà Trắng cho đến nay vẫn còn hạn hẹp và chỉ khiến các cuộc tấn công thường xuyên hơn và nguy hiểm hơn nhằm vào quân đội Mỹ trong khu vực. Theo giới chức Mỹ, kể từ ngày 17/10 đến nay, đã có ít nhất 48 vụ tấn công nhằm vào lực lượng này ở Trung Đông, và ít nhất 56 quân nhân Mỹ đã bị thương.

Mỹ có 2.500 quân ở Iraq và 900 quân ở Syria, chủ yếu là để giúp các lực lượng địa phương duy trì nỗ lực chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hôm 26/10, Mỹ đã triển khai 900 binh sỹ tới Trung Đông cùng với hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot nhằm tăng cường bảo vệ các lực lượng Mỹ trong khu vực đồng thời răn đe các lực lượng tìm cách mở rộng cuộc xung đột Israel Hamas. Iran nhiều lần lên tiếng yêu cầu Mỹ phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công của Israel nhằm vào Dải Gaza chống lại phong trào Hamas, nhóm cũng được Iran hậu thuẫn.

(Nguồn: Reuter, TASS, New York times) 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua.

Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn chưa có thêm tiến triển mới, hôm 22/11, quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công ác liệt nhằm vào nhau.

Chủ tịch Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga cảnh báo, Nga sẽ đáp trả mạnh hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 26/11 tới, sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik để tập kích một mục tiêu quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.

Ngày 22/11, Tổng thống Putin xác nhận, Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm tầm trung tấn công vào mục tiêu ở Dnipro, Ukraine, không phải tên lửa liên lục địa như Ukraine thông báo trước đó.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".