Mỹ lần đầu xác nhận cho phép Ukraine dùng tên lửa ATACMS

Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Theo hãng tin Anadolu, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby xác nhận Washington đã thay đổi hướng dẫn đối với Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) và đã hướng dẫn Ukraine rằng họ có thể sử dụng chúng để tấn công các loại mục tiêu cụ thể.

Hiện giờ, Kiev có thể sử dụng tên lửa ATACMS để tự vệ khi cần thiết và điều đó đang diễn ra trong và xung quanh vùng Kursk của Nga. Ukraine đã tấn công vùng Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS do Mỹ sản xuất hôm 19/11. Ngày hôm sau, họ đã sử dụng các hệ thống Storm Shadow (Anh) và HIMARS (Mỹ) để tấn công các mục tiêu ở vùng Kursk.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Nhật Bản đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith, ngày 25/11 (theo giờ địa phương), đã bãi bỏ hai cáo buộc can thiệp bầu cử và lưu giữ tài liệu mật trái phép chống lại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Smith viện dẫn chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc truy tố các tổng thống đương nhiệm là vi hiến.

Ngày 25/11 (theo giờ địa phương), Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cuộc thảo luận của chính phủ Mỹ về thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới giữa Israel và Liban diễn ra tích cực và đang đi đúng hướng.

Tối 25/11 (giờ địa phương), Thống đốc tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập, Thiếu tướng Hanafi cho biết các đội cứu hộ đã giải cứu được 28 người sau khi một tàu du lịch bị chìm ở ngoài khơi Biển Đỏ, thuộc phía nam thành phố du lịch Marsa Alam.

Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.