Mỹ mời Nga tham dự Hội nghị APEC
“Chúng tôi đã rất nhất quán và rất rõ ràng rằng, việc tham gia APEC sẽ tuân thủ luật pháp và quy định của Mỹ, đồng thời chúng tôi đang nỗ lực hướng tới sự tham gia phù hợp của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC”, ông Murray nói.
Về vấn đề Mỹ gửi lời mời chính thức tới Nga, ông Murray nhấn mạnh cam kết mà Washington đưa ra khi đề nghị đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC. Mỹ sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC tại San Francisco, với chủ đề “Xây dựng một tương lai bền vững và khả năng phục hồi cho mọi người”.
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, sự kiện quốc tế này sẽ thu hút hàng chục nghìn quan khách, trong đó có Tổng thống Biden và các quan chức nước ngoài. Các khu vực rộng lớn của thành phố sẽ bị đóng cửa, giao thông trở nên phức tạp - đồng thời đưa San Francisco trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu và đem lại hàng triệu đô la từ du lịch cho ngân sách của thành phố.
APEC là từ viết tắt của Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, diễn đàn để các nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương thảo luận về các vấn đề thương mại và tăng trưởng kinh tế. Được thành lập vào năm 1989 với 12 thành viên, trong đó có Mỹ, nay nhóm này đã mở rộng lên 21 thành viên. Kể từ khi được thành lập, APEC đã là một nền tảng quan trọng để thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng kết nối chặt chẽ.
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế dự kiến sẽ có mặt tại San Francisco để tham dự sự kiện này, bao gồm tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hàng trăm nhà báo nước ngoài.
Các nền kinh tế thành viên APEC gồm Australia; Brunei, Canada; Chile; Trung Quốc; Hồng Kông(Trung Quốc); Đài Loan (Trung Quốc) Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Malaysia; Mexico; New Zealand; Papua New Guinea; Philippines; Nga; Singapore; Thái Lan; Mỹ; Peru và Việt Nam.
(Nguồn: Sputnik)
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.
0