Mỹ muốn tiết kiệm chi tiêu cho Olympic 2028

Sau khi Pháp tổ chức kỳ thế vận hội với ngân sách khoảng 10 tỷ USD, Ban tổ chức Olympic 2028 tại Los Angeles đang đề ra ngân sách tiết kiệm hơn.

Mỹ dự tính chi 6,9 tỷ USD cho tổ chức Olympic 2028, nhờ không xây mới cơ sở hạ tầng. Với Olympic 2028, Mỹ tuyên bố đây là kỳ thế vận hội “không xây dựng”, nghĩa là nước này sẽ không tốn hàng trăm triệu đến tỷ USD để đầu tư mới cơ sở vật chất.

Los Angeles đã có kinh nghiệm tổ chức thế vận hội, là thành phố thứ ba trên thế giới đăng cai Olympic ba lần.

Đầu tư hạ tầng giao thông cũng thường tốn hàng tỷ USD của các thành phố đăng cai. Do đó, thay vì đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông mới, Los Angeles sẽ nâng cấp các tuyến đường sắt và xe buýt hiện có để phục vụ cho Olympic.

Ban tổ chức của Olympic 2028 sẽ hướng các khán giả và người hâm mộ tới việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện giao thông công cộng.

Ban tổ chức của Olympic 2028 sẽ hướng các khán giả và người hâm mộ tới việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện giao thông công cộng.

Bà Karen Bass, Thị trưởng Los Angeles, cho biết: “Chúng tôi đã và đang nỗ lực mở rộng hệ thống giao thông công cộng để có thể tổ chức một thế vận hội không có ô tô. Đây là một kỳ tích ở Los Angeles, bởi vì chúng tôi luôn yêu thích ô tô. Nhưng chúng tôi đang cố gắng để xây dựng một Los Angeles xanh hơn".

Cũng theo thị trưởng Los Angeles Karen Bass, thành phố đã bảo đảm được gần 80 triệu USD tiền quỹ liên bang để dành cho xe bus không phát thải và cơ sở hạ tầng sạc điện cho xe bus. Ban tổ chức Olympic Los Angeles dự kiến thu về 2,5 tỷ USD từ tài trợ và gần 2 tỷ USD từ doanh số bán vé, đóng góp vào ngân sách 6,9 tỷ USD cho sự kiện này.

Bà Karen Bass, Thị trưởng Los Angeles.

Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford về chi phí thế vận hội, Olympic Tokyo bị trì hoãn do đại dịch vào năm 2021 đã tiêu tốn 14 tỷ USD, vượt khoảng 128% so với ngân sách ban đầu. Olympics Rio de Janeiro năm 2016 đã tiêu tốn 24 tỷ USD, là thế vận hội mùa hè tốn kém nhất cho đến nay, vượt 352% so với ngân sách.

Do đó, các chuyên gia cho rằng Los Angeles có cơ hội hưởng lợi kinh tế tốt nhất từ sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này nếu họ học theo bài học trong quá khứ là chú trọng tính bền vững và tránh xây dựng cơ sở vật chất từ đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.

Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".

Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.