Mỹ, Nhật lập kế hoạch phòng khi Đài Loan 'có biến'
Theo đó, Mỹ và Nhật Bản đang soạn thảo và sắp thông qua kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa ở dọc tuyến đảo thuộc quần đảo Nansei, vùng phía nam Nhật Bản, để ứng phó những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra ở Đài Loan. Kế hoạch này bao gồm ba thành phần là triển khai các hệ thống tên lửa, trong đó có cả loại tên lửa HIMARS của Mỹ ở quần đảo này, sẵn sàng thiết lập các căn cứ quân sự trên những đảo không dân thuộc quần đảo khi cần thiết và sử dụng những căn cứ chống nhiễu điện từ trên không gian, trên không, trên bộ, trên biển và dưới biển của Mỹ đặt trên lãnh thổ Philippines.
Sự phân vai trong kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản rất rõ ràng: Tên lửa của Mỹ do Mỹ trực tiếp sử dụng, hậu cần kỹ thuật và tiếp tế nhiên liệu do Nhật Bản đảm trách và các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines đảm bảo những hậu thuẫn cần thiết về quân sự và tình báo.
Nhìn lên bản đồ địa lý có thể hình dung ra kế hoạch này không khác gì dựng một tuyến phòng thủ từ xa cho Đài Loan. Bộ ba không hé lộ và trong kế hoạch không đưa ra định nghĩa cụ thể về những "tình huống khẩn cấp ở Đài Loan". Nhưng cũng chính nhờ vậy mà thiên hạ dễ dàng ngầm hiểu đối tượng mà bộ ba này nhằm đối phó và giúp Đài Loan đối phó là ai. Mục đích của bộ ba này với kế hoạch kia xem ra chỉ có thể là vừa phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống khẩn cấp xảy ra với Đài Loan vừa răn đe những bên nào đó theo đuổi ý định gây nên tình huống khẩn cấp cho Đài Loan.
Đài Loan có bị xô đẩy vào tình huống khẩn cấp hay không là chuyện hiện chưa thấy có khả năng xảy ra trong thời gian tới, nhưng hoàn toàn không thể bị loại trừ cả trên lý thuyết lẫn trong thực tiễn. Do đó, mục đích phòng ngừa vừa nhằm phòng ngừa thật vừa nhằm để răn đe, thể hiện sự luôn sẵn sàng ứng phó trên thực tế.
Kế hoạch triển khai tên lửa này đã đặt Đài Loan vào tâm điểm cuộc chơi địa chính trị ba bên ở khu vực Đông Á nói riêng và ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung. Trong thời gian vừa qua, quan hệ hợp tác song phương giữa các nước với nhau trên lĩnh vực chính trị an ninh, quân sự, quốc phòng và an ninh đã không những được thúc đẩy rất mạnh mẽ mà còn đã được thể chế hoá hơn trước đấy rất nhiều.
Mỹ và Nhật Bản đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.
Công tố viên đặc biệt Jack Smith, ngày 25/11 (theo giờ địa phương), đã bãi bỏ hai cáo buộc can thiệp bầu cử và lưu giữ tài liệu mật trái phép chống lại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Smith viện dẫn chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc truy tố các tổng thống đương nhiệm là vi hiến.
Ngày 25/11 (theo giờ địa phương), Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cuộc thảo luận của chính phủ Mỹ về thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới giữa Israel và Liban diễn ra tích cực và đang đi đúng hướng.
Tối 25/11 (giờ địa phương), Thống đốc tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập, Thiếu tướng Hanafi cho biết các đội cứu hộ đã giải cứu được 28 người sau khi một tàu du lịch bị chìm ở ngoài khơi Biển Đỏ, thuộc phía nam thành phố du lịch Marsa Alam.
Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.
0