Mỹ nỗ lực ứng phó tình trạng bạo lực súng đạn
Động thái mới này được coi là bước đi tiếp theo của chính phủ Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn bạo lực súng đạn, vốn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Tổng thống Biden.
Theo đó, sắc lệnh chỉ thị việc thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm thực hiện một số nhiệm vụ bao gồm tìm hiểu và nghiên cứu những mối đe dọa mà các công nghệ mới trong lĩnh súng đạn có thể gây ra, ví dụ như một công nghệ có thể chuyển đổi một khẩu súng lục bán tự động thành một khẩu súng hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, lực lượng này cũng sẽ đánh giá mối nguy hiểm đến cộng đồng trước sự xuất hiện gia tăng của súng in 3D, nhất là khi công nghệ in 3D có thể giúp tạo ra những khẩu súng không có số seri một cách dễ dàng hơn khiến cơ quan thực thi pháp luật khó có thể quản lý.
Theo kế hoạch, lực lượng đặc trách này sẽ đưa ra báo cáo đầu tiên về các nhiệm vụ trên sau 90 ngày, không lâu trước khi Tổng thống Biden kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2025. Ngoài ra, sắc lệnh yêu cầu các cơ quan liên bang nghiên cứu cách thức phối hợp với các đơn vị giáo dục tổ chức diễn tập ứng phó trước tình huống khi xảy ra xả súng theo cách giảm thiểu những tác động tiêu cực về mặt tinh thần và tâm lý, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của những hoạt động diễn tập như vậy.
Thời gian gần đây, bên cạnh thị trường súng truyền thống, nhiều loại súng đang được đưa vào thị trường chợ đen Mỹ theo nhiều cách khác nhau, trong đó có cả súng do Mỹ sản xuất, viện trợ cho một số quốc gia đồng minh. Hai loại thông dụng nhất thường thấy xuất hiện là súng AK do Nga, Trung Quốc, Ukraine, Cộng hòa Séc…, chế tạo và AR-15, M-16 của Mỹ, trong đó giá một khẩu AK-47 dao động từ 600 đến 1.500 USD tùy vào xuất xứ, còn AR-15 và M-16 thì cao hơn, từ 2.000 USD đến 3.000 USD.
Theo Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI), hơn 80% các vụ xả súng giết người hàng loạt xảy ra ở Mỹ đều thực hiện bằng các loại súng mua hợp pháp, súng chợ đen hầu như chỉ gặp ở những vụ thanh toán băng nhóm. Những phân tích của FBI cho thấy, riêng năm 2013, các trường hợp tử vong liên quan đến súng ở Mỹ bao gồm 21.175 vụ tự sát, 11.208 vụ giết người và 505 trường hợp chết vì cướp cò súng.
Trước đó, Tổng thống Biden cũng đã khẳng định sẽ hoàn thành nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ, tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, trong đó có nỗ lực kiểm soát bạo lực súng đạn. Hồi tháng 3 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm thắt chặt sở hữu súng đạn thông qua việc tăng cường xác minh thông tin cá nhân của người mua súng đạn. Động thái này cũng mở đường cho các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ có thể vận dụng tối đa luật kiểm soát súng lưỡng đảng được ban hành vào mùa hè năm ngoái.
Tổng thống Biden khẳng định, Mỹ cần phải làm tốt hơn trong vấn đề kiểm soát súng đạn, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các cơ quan thực thi pháp luật liên bang.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại một sự kiện ở Nhà Trắng, Phó Tổng thống Kamala Harris nhấn mạnh người dân Mỹ có quyền sống và làm việc mà không bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ bạo lực súng đạn. Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, bà Harris - ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ - cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực súng đạn.
Lâu nay, bạo lực súng đạn trở thành một trong những vấn đề dai dẳng khó giải quyết nhất ở Mỹ. Bạo lực súng đạn cũng đã trở thành cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do số người thương vong liên quan đến súng ở nước này ngày càng tăng. Kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người dân Mỹ đều ủng hộ việc siết chặt kiểm tra lý lịch đối với những người mua súng. Theo đó, 72% đảng viên Dân chủ nghĩ rằng nước Mỹ sẽ an toàn hơn nếu ít người - hoặc không ai có súng. Ngược lại, 46% đảng viên Cộng hòa lại cho rằng an ninh nước Mỹ sẽ được bảo đảm nếu nhiều người - hoặc tất cả mọi người đều có súng nhưng cả hai phía đều đồng ý về độ tuổi được phép mua súng, nhất là với những loại vũ khí bán tự động như AK, AR-15, ít nhất phải đủ 21 tuổi.
Theo dữ liệu do hai cơ quan báo chí Mỹ gồm USA Today và AP cùng với Đại học Northeastern tổng hợp, tính từ đầu năm 2024 đến nay, đã có ít nhất 31 vụ xả súng ở Mỹ, khiến ít nhất 135 người thiệt mạng không tính những thủ phạm bị cảnh sát bắn hạ. Mặc dù các quy định về súng đạn hiện nay vẫn là một vấn đề gây chia rẽ ở Mỹ, nhưng đa số người dân nước này ủng hộ việc hạn chế súng đạn.
Các quốc gia đang nỗ lực phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Canada, Pháp... là những quốc gia hàng đầu.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
0