Mỹ 'quanh co' cho phép Ukraine dùng ATACMS: Mô-típ quen thuộc
Mô-típ quen thuộc
Trong nhiều tháng, Nhà Trắng đã từ chối chấp thuận yêu cầu cung cấp vũ khí từ Ukraine, vì lo ngại điều đó sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng. Kiev đã nhiều lần chỉ trích việc từ chối. Khi yêu cầu của Ukraine tưởng như phải gác lại, chính quyền Tổng thống Joe Biden lại chấp thuận. Trước đó, các yêu cầu của Ukraine về HIMARS, xe tăng Abrams, F16 - tất cả đều tuân theo một mô típ tương tự là từ chối và “quanh co”, rồi chấp thuận, gần như vào thời điểm đã quá muộn. Và lúc này, liệu có quá muộn để hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ sản xuất tạo ra sự khác biệt nếu nó tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga?
Câu trả lời rất phức tạp và có lẽ giải thích một phần lý do tại sao chính quyền Joe Biden lại miễn cưỡng cấp phép.
Đầu tiên, nguồn cung ATACMS mà Ukraine có được là rất hạn chế, không đủ để thay đổi cục diện của cuộc xung đột. Ngay cả khi Kiev có thể tấn công sâu vào bên trong nước Nga và tầm bắn xa hơn của ATACMS là 100km, thì cũng không thể tạo ra sự thay đổi trong một sớm một chiều trên chiến trường. Các nhà phân tích đã liệt kê số lượng các mục tiêu của Nga nằm trong tầm bắn của ATACMS bao gồm cả các sân bay, tuy nhiên đa số các máy bay tấn công ở đây đã được sơ tán sâu hơn bên trong nước Nga.
Thứ hai, Ukraine đã có thể xâm nhập sâu hơn vào bên trong nước Nga bằng thiết bị bay không người lái sản xuất trong nước và rẻ hơn. Mỹ đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các phương tiện này. Chúng dường như đã gây ra sự hỗn loạn xung quanh các sân bay của Moscow và trên khắp cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga.
Thứ ba, việc cho phép sử dụng tên lửa chính xác của Mỹ để tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga là khá khiêu khích. Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo Mỹ và phương Tây về một bước leo thang xung đột như vậy, đồng thời nhấn mạnh về khả năng răn đe của mình.
Theo giới phân tích, việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng ATACMS không phải là quyết định đơn giản hay hiển nhiên như một số người ủng hộ ở Kiev tuyên bố. Mục tiêu sâu xa là nhằm gửi thông điệp răn đe rằng Mỹ sẽ tham gia nhiều hơn vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nhà Trắng muốn nhấn mạnh rằng, việc Nga triển khai quân đội của một bên thứ ba vào tỉnh Kursk của nước này đã thúc đẩy quyết định của họ - rằng đây là phản ứng của Mỹ đối với sự leo thang của Moscow. Hay nói cách khác, theo CNN, đây là một sự leo thang, để đáp trả một sự leo thang.
Trong khi đó, tờ New York Times cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn gửi một thông điệp tới Triều Tiên rằng, họ sẽ phải trả giá cho sự tham gia của mình trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Quyết định của Washington được đưa ra trong bối cảnh, Nga và Triều Tiên đã ký kết Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện. Hiệp ước này có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc 10.000 binh sỹ Triều Tiên đã tham chiến cùng quân đội Nga ở Kursk. Tuy nhiên, cả Nga và Triều Tiên đều phủ nhận cáo buộc.
Với chính sách bước ngoặt lần này, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden được cho là đang tạo thêm rủi ro cho một vấn đề gai góc mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp thừa hưởng sau khi nhậm chức vào đầu năm tới.
Mỹ là nước viện trợ quân sự lớn nhất của Ukraine trong xung đột hiện nay với Nga, cung cấp hơn 56,2 tỷ USD cho Kiev kể từ tháng 2/2022. Tên lửa ATACMS có tầm bắn hơn 300km, có thể được bắn từ bệ phóng HIMARS mà Mỹ viện trợ. Khả năng tấn công tầm xa bằng ATACMS sẽ cho phép Ukraine làm gián đoạn các tuyến tiếp tế và nhắm vào khu vực tập kết quân sâu trong lãnh thổ Nga.
Nga cảnh báo thế chiến thứ ba
Trước thông tin Mỹ ‘bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công tầm xa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu rõ quan điểm của mình về việc phương Tây cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga. Bà Zakharova nhắc lại tuyên bố hồi tháng 9 của Tổng thống Putin rằng, Ukraine không thể tự vận hành các vũ khí tấn công tầm xa, do vậy, quyết định “cởi trói” của phương Tây đồng nghĩa với NATO trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Nga.
Ông Leonid Slutsky, Chủ tịch ủy ban đối ngoại của Hạ viện Nga nói rằng, việc Mỹ cho phép Kiev tấn công Nga bằng tên lửa chiến thuật ATACMS sẽ dẫn đến phản ứng cứng rắn nhất của Moscow.
“Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào sâu lãnh thổ Nga chắc chắn sẽ kéo theo sự leo thang nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều”, hãng tin TASS dẫn lời ông Slutsky.
Anh và Pháp “nối gót” Mỹ
Theo Sputnik, Pháp và Anh đã “nối gót” Mỹ, cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa SCALP/Storm Shadow. Storm Shadow/SCALP là tên lửa không đối đất tầm xa do Anh và Pháp cùng phát triển và được thiết kế để nhắm mục tiêu vào các mục tiêu cố định, bao gồm các địa điểm được bảo vệ tốt như boongke, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Đầu đạn của tên lửa nặng 450 kg. Tên lửa Storm Shadow có thể được lắp trên máy bay phản lực thời Liên Xô của Ukraine.
Đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc đã kêu gọi quyền Tổng thống Han Duck Soo nhanh chóng ký ban hành dự luật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt để điều tra Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Không giống như truyền thống, năm nay, một nhóm ông già Noel tại thủ đô Argentina đã đổi xe trượt tuyết của họ lấy một đoàn xe máy đi phát quà, nhằm mang lại niềm vui và không khí lễ hội cho trẻ em tại các bệnh viện trên khắp thành phố.
Lễ hội Băng Tuyết Cáp Nhĩ Tân lần thứ 26 chính thức khai mạc vào cuối tuần qua tại thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mở ra một thế giới trải nghiệm kỳ diệu như trong mơ dành cho du khách trong nước và quốc tế.
Một chiếc trực thăng đã đâm vào một bệnh viện ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ vào Chủ nhật, khiến bốn người thiệt mạng, gồm hai phi công, một bác sĩ và một nhân viên trên máy bay. Không có ai bên trong tòa nhà hoặc trên mặt đất bị thương.
Cảnh sát Nigeria ghi nhận đã có ít nhất 13 người thiệt mạng trong hai vụ giẫm đạp nhận quà từ thiện tại nước này, đa số các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế Mark Burnett làm đặc phái viên của ông tại Vương quốc Anh. Lựa chọn này cần được Thượng viện Mỹ phê duyệt.
0