Mỹ thông qua thương vụ bán vũ khí lớn cho Israel
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Ngoại giao nước này đã phê duyệt thoả thuận bán bom, bộ dẫn đường và ngòi nổ trị giá ước tính 6,75 tỷ USD cho Israel. Ngoài ra, số tiền 660 triệu USD còn lại là để mua các tên lửa Hellfire.
Thương vụ trên được công bố khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang có chuyến thăm Washington để gặp Tổng thống Donald Trump, các quan chức chính quyền và các thành viên Quốc hội Mỹ.

Ông Gregory Meeks, một nghị sĩ cấp cao của đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã lên án những gì ông gọi là quyết định phá vỡ tiền lệ lâu đời về việc Quốc hội xem xét các hợp đồng bán vũ khí lớn.
Ông Gregory Meeks biết, ông đã thảo luận những lo ngại của mình về việc bán vũ khí với chính quyền, nhưng chính quyền đã không cung cấp được tài liệu hoặc lý do chính đáng. “Tôi tiếp tục ủng hộ các nhu cầu quân sự quan trọng của Israel khi nước này phải đối mặt với nhiều mối đe dọa trong khu vực và đã tham vấn chặt chẽ với chính quyền về nhiều câu hỏi và mối quan tâm”, ông Meeks cho biết trong một tuyên bố.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết, quyết định này cho thấy sự thiếu tôn trọng của chính phủ đối với Quốc hội. “Ở Mỹ, chúng tôi là một nền dân chủ bắt nguồn từ Hiến pháp, được quản lý bởi luật pháp”, ông Meeks nói.
Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1, đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Thủ tướng Israel Netanyahu. Ông Trump cam kết ủng hộ mạnh mẽ Israel trong cuộc chiến chống lại lực lượng Hamas ở dải Gaza và trong tuần này đã khiến cả thế giới “bị sốc” với tuyên bố Mỹ sẽ tiếp quản dải đất ven biển Địa Trung Hải này.
Nhiều đồng minh của Mỹ đã phản đối kế hoạch tái định cư Dải Gaza của ông Trump và bày tỏ lo ngại rằng, nó có thể gây nguy hiểm cho thỏa thuận ngừng bắn mong manh giữa Israel và Hamas.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ ngày 7/2 khẳng định rằng, đó chỉ là một “giao dịch bất động sản” đơn giản và Mỹ “không vội làm bất cứ điều gì”. Ông đã gợi ý rằng, việc tái định cư người dân Gaza có thể là vĩnh viễn, điều mà ngay cả các thành viên cấp cao trong chính quyền của ông cũng đã bác bỏ.
Trong diễn biến có liên quan, phong trào vũ trang Hamas đã công bố danh tính ba con tin người Israel mà họ sẽ trả tự do trong ngày hôm nay, trong khuôn khổ thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được với Israel. Đây là một dấu hiệu cho thấy thỏa thuận đang được duy trì bất chấp những lời kêu gọi liên tục của Mỹ và Israel về việc di dời người dân Gaza sau chiến tranh.
Ba con tin Israel, đều là nam giới, đã bị Hamas bắt giữ trong cuộc đột kích sang miền nam Israel vào ngày 7/10/2023, dự kiến sẽ được trả tự do trong cuộc trao đổi con tin thứ năm với Israel để đổi lấy người Palestine bị giam giữ tại Israel.
Theo quy định của thỏa thuận ngừng bắn, các lực lượng Israel đã rút khỏi hầu hết Gaza nhưng vẫn ở lại các khu vực biên giới.


Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc từ bỏ vai trò lãnh đạo quân sự của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một động thái có thể thay đổi cấu trúc chỉ huy quân sự của khối này.
Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả Rập, Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, đã bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại Gaza, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ.
Quân đội Nga đã phải bắn hạ các máy bay không người lái của chính mình theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Các hệ thống phóng lựu nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga đã tấn công các vị trí được cho là của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ trên chiến tuyến ngày 18/3.
Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.
Một thẩm phán liên bang Mỹ vừa ra phán quyết ngăn chặn việc đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), yêu cầu khôi phục quyền truy cập cho hàng nghìn nhân viên bị ảnh hưởng.
0