Mỹ tịch thu chuyên cơ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro

Đài truyền hình Mỹ CNN đưa tin: Mỹ vừa tịch thu chuyên cơ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro sau khi cho rằng việc mua lại chiếc máy bay này là vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và liên quan đến các vấn đề hình sự khác. Chiếc máy bay bị thu giữ diễn ra tại Cộng hòa Dominica, sau đó máy bay được đưa đến Mỹ.
Máy bay thường được Tổng thống Maduro dùng để thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước.

Các quan chức mô tả máy bay này giống như Không lực Một của Venezuela và thường được Tổng thống Maduro dùng để thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước. Vụ tịch thu này là sự leo thang mới trong mối quan hệ căng thẳng từ lâu giữa Mỹ và Venezuela. Hiện nay Mỹ đang tiến hành cái mà họ gọi là điều tra hành vi tham nhũng của chính phủ Venezuela. Người Mỹ từ chối công nhận chiến thắng của ông trong hai cuộc bầu cử tổng thống Venezuela gần đây nhất.

"Việc bắt giữ máy bay của nguyên thủ quốc gia nước ngoài là điều chưa từng có trong các vụ việc hình sự. Chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng ở đây rằng không ai đứng trên luật pháp, không ai nằm ngoài tầm với của các lệnh trừng phạt của Mỹ", một quan chức giấu tên của Washington nói với CNN, cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin về vụ việc này vào thứ Hai.

Bên trong chiếc máy bay này có giá trị khoảng 13 triệu đô la

Theo CNN, chiếc máy bay này có giá trị khoảng 13 triệu đô la và việc tịch thu diễn ra có sự hợp tác với chính quyền Dominica. Máy bay bị tịch thu tại Cộng hòa Dominica và bay đến Miami, Florida. Các bộ An ninh Nội địa, Thương mại và Tư pháp đã tham gia vào vụ việc. Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, chiếc máy bay Dassault Falcon 900EX này được mua từ một công ty ở Florida và đã được xuất khẩu trái phép vào tháng 4 năm 2023 từ Mỹ đến Venezuela qua vùng Caribe. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, chiếc máy bay này được sử dụng cho các chuyến công du quốc tế của Tổng thống Maduro và "hầu như chỉ bay đến và đi từ một căn cứ quân sự ở Venezuela". Hồ sơ cho thấy chuyến bay được đăng ký gần đây nhất của chiếc máy bay này là vào tháng 3, bay từ Caracas đến thủ đô Santo Domingo của Cộng hòa Dominica.

Chính phủ Venezuela hôm qua ra tuyên bố gọi vụ tịch thu này là hành động “ăn cướp” và cáo buộc Washington leo thang "hành vi xâm lược" đối với chính phủ của Tổng thống Maduro sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7 năm nay.

Tuyên bố nêu rõ: “Một lần nữa, chính quyền Mỹ tái diễn một hành vi không thể được gọi bằng tên gọi nào khác hơn là ăn cướp, khi họ tịch thu bất hợp pháp một chiếc máy bay đã được tổng thống Cộng hòa sử dụng".

“Mỹ đã sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để đe dọa và gây sức ép với các quốc gia như Cộng hòa Dominica để họ trở thành đồng phạm trong các hành vi phạm tội của mình. Đây là một ví dụ về cái gọi là ‘trật tự dựa trên luật lệ’, nhưng hành động đó bất chấp luật pháp quốc tế, tìm cách thiết lập luật của kẻ mạnh nhất”.

Trong nhiều năm, các quan chức Mỹ đã tìm cách ngăn chặn dòng tiền hàng tỷ đô la chảy vào Venezuela. Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa - cơ quan điều tra lớn thứ hai trong chính phủ liên bang - đã tịch thu hàng chục chiếc xe sang trọng, cùng với các tài sản khác, đang trên đường đến Venezuela.

Một quan chức cấp cao của Cộng hòa Dominica nói với CNN rằng máy bay của Tổng thống Maduro đã ở trên lãnh thổ Dominica để bảo dưỡng vào thời điểm bị tịch thu. Nguồn tin này nói thêm rằng trước vụ tịch thu, chính phủ không có hồ sơ nào cho thấy máy bay riêng của ông Maduro ở nước này. Còn theo một trong những quan chức Mỹ, nhà chức trách Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Cộng hòa Dominica, và Dominica đã thông báo cho Venezuela về vụ tịch thu.

Nhiều cơ quan liên bang đã tham gia vào vụ tịch thu, bao gồm Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa, Các đặc vụ Thương mại, Cục Công nghiệp và An ninh, và Bộ Tư pháp. Sau khi máy bay được đưa đến Mỹ, chính phủ Venezuela có cơ hội kiến ​​nghị về việc này.

Đầu năm nay, Mỹ đã áp đặt lại lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí của Venezuela. Cục Các vấn đề về ma túy và thực thi pháp luật quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo giải thưởng lên tới 15 triệu đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc kết án Tổng thống Maduro.

hinh anh tac gia

hienthao.nguyen@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Nhật Bản đang hướng tới việc xây dựng một kế hoạch quân sự chung nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp tại Đài Loan, bao gồm việc phóng tên lửa.

Công tố viên đặc biệt Jack Smith, ngày 25/11 (theo giờ địa phương), đã bãi bỏ hai cáo buộc can thiệp bầu cử và lưu giữ tài liệu mật trái phép chống lại Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Smith viện dẫn chính sách của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng việc truy tố các tổng thống đương nhiệm là vi hiến.

Ngày 25/11 (theo giờ địa phương), Phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cuộc thảo luận của chính phủ Mỹ về thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới giữa Israel và Liban diễn ra tích cực và đang đi đúng hướng.

Tối 25/11 (giờ địa phương), Thống đốc tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập, Thiếu tướng Hanafi cho biết các đội cứu hộ đã giải cứu được 28 người sau khi một tàu du lịch bị chìm ở ngoài khơi Biển Đỏ, thuộc phía nam thành phố du lịch Marsa Alam.

Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc sau hai tuần đàm phán căng thẳng. Mặc dù đạt được thành quả nhất định, nhưng cách phân bổ tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị.