Mỹ triển khai vũ khí tầm xa ở Đức từ năm 2026
Theo một tuyên bố chung do Nhà Trắng công bố, Mỹ sẽ “bắt đầu triển khai từng đợt khả năng hỏa lực tầm xa của lực lượng đặc nhiệm đa miền ở Đức vào năm 2026, như một phần trong kế hoạch duy trì hoạt động của các khả năng này trong tương lai”.
Các hệ thống vũ khí được triển khai tới Đức sẽ bao gồm tên lửa phòng không SM-6, có tầm bắn lên tới 460 km và tên lửa hành trình Tomahawk, được cho là có thể tấn công các mục tiêu ở cách xa hơn 2.500 km.
Nhà Trắng cho biết các loại “vũ khí siêu thanh đang phát triển” cũng sẽ được đặt ở Đức và sẽ có “tầm bắn xa hơn đáng kể so với các loại tên lửa phóng từ mặt đất hiện nay ở châu Âu”.
Mỹ vẫn chưa chế tạo thành công vũ khí siêu thanh và đã hủy bỏ mọi dự án siêu vượt âm kể từ lần thử nghiệm thành công đầu tiên vào năm 2017.
Các loại tên lửa phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500km đến 5.500km từng bị cấm ở châu Âu, theo hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được ký dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vào năm 1987.
Cùng với các hiệp định START-I và START-II, Hiệp ước INF đã giúp xoa dịu căng thẳng hạt nhân ở châu Âu sau khi phương Tây và Liên Xô tiến gần đến chiến tranh hạt nhân trong cuộc tập trận quân sự Able Archer của NATO năm 1983.
Mỹ đã rút khỏi hiệp ước INF vào năm 2019, trong đó Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng một số tên lửa hành trình của Nga đã vi phạm thỏa thuận.
Moscow phủ nhận điều này và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Donald Trump rằng việc hủy bỏ hiệp ước này sẽ “gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất”.
Kể từ đó, Nga tiếp tục tuân thủ hiệp ước. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Tổng thống Putin tuyên bố rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ phát triển các loại vũ khí từng bị cấm, với lý do “các hành động thù địch” của Mỹ.
“Bây giờ chúng ta biết rằng Mỹ không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa này mà còn đưa chúng đến châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong các cuộc tập trận. Cách đây không lâu, có thông tin cho rằng những hệ thống này đang ở Philippines”, ông Putin giải thích vào thời điểm đó.
Các lực lượng Mỹ và Đan Mạch đã huấn luyện bằng tên lửa SM-6 vào tháng 9 năm ngoái, trong khi Lầu Năm Góc đã triển khai Hệ thống vũ khí Typhon – có thể bắn cả tên lửa SM-6 và Tomahawk – tới Philippines vào tháng 4./.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
0