Mỹ và châu Âu quyết tâm kiềm chế lạm phát
Động thái trên của FED đã nâng lãi suất lên khoảng 4,75% - 5%. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với 3 mặt trận khó khăn là hạ nhiệt lạm phát, đảm bảo sự ổn định cho hệ thống ngân hàng và tránh nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Việc Mỹ quyết định tăng lãi suất cho thấy giới chức nước này dường như vẫn ưu tiên cuộc chiến chống lạm phát.
FED cũng để ngỏ khả năng tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai cho đến khi ổn định lạm phát. Các dự báo mới đây cho thấy 10 trong số 18 nhà hoạch định chính sách của FED vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng thêm 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lo ngại rằng lãi suất cao hơn có thể làm suy yếu thêm lĩnh vực tài chính. Theo các nhà phân tích, mức tăng 0,25 điểm phần trăm mà FED đưa ra thấp hơn so với mức tăng trước đó và thấp hơn mức tăng 0,5 điểm phần trăm dự kiến ban đầu trước khi xảy ra các vụ sụp đổ ngân hàng. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy FED đang cố gắng cân bằng giữa mối lo ngại về các ngân hàng và tình trạng lo lắng về chi phí sinh hoạt của người Mỹ.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tiếp tục tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm kiềm chế lạm phát. Đây là mức lãi suất cao nhất của ECB kể từ cuối năm 2008.
Giới chuyên gia cho rằng các ngân hàng trung ương đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại lạm phát cao nhất nhiều thập kỷ. Giai đoạn này đòi hỏi họ phải cân bằng giữa thắt chặt chính sách tiền tệ với tránh một cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện ECB dự báo lạm phát ở khu vực Eurozone năm 2023 là 5,3%, giảm từ mức dự báo 6,3% đưa ra hồi tháng 12. Đến năm 2025, lạm phát ở khu vực này dự kiến là 2,1%, vẫn cao hơn so với mục tiêu 2%.
Đài phun nước Trevi ở Italy đã được mở cửa lại sau hơn hai tháng vệ sinh và phục hồi, một phần trong công tác chuẩn bị của Rome cho Năm Thánh Công giáo La Mã 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin vào tối ngày 22/12.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
0