Năm 2022: Hơn 360 nghìn trường hợp mắc sốt xuất huyết

Số ca mắc mới sốt xuất huyết những tuần cuối của năm 2022 trên cả nước giảm, do thời tiết lạnh không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn tiếp tục khuyến cáo người dân không nên chủ quan với dịch.

Theo thống kê tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết cho thấy, tích lũy từ đầu năm 2022 đến cuối năm, cả nước ghi nhận 361.813 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 133 ca tử vong.

Trong tuần cuối cùng của năm 2022, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã giảm mạnh so với các tuần trước đó của tháng 10-11 và đầu tháng 12 (số ca mắc thường trên 10.000 trường hợp/ tuần, thậm chí có những đợt cao điểm còn gần 12.000 ca/ tuần).

Theo đó, trong tuần 51, cả nước ghi nhận 6.266 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không ghi nhận trường hợp tử vong. So với tuần 50, (8.169/1) số mắc giảm 23,3%. Trong đó, số nhập viện là 5.069/0, so với tuần trước (6.770/1) số nhập viện giảm 25,1%.

Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết thời gian gần đây giảm, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo người dân cần tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Để hạn chế số ca mắc mới, người dân phối hợp diệt muỗi, diệt bọ gậy, loăng quăng, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng, tích cực vệ sinh môi trường, không cho muỗi truyền bệnh sinh sôi, phát triển.

Các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo, vì sốt xuất huyết có biểu hiện giống như sốt do các vi rút khác, nên nhiều người chủ quan, không đi khám hoặc tự điều trị tại nhà. Thậm chí, có trường hợp tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng...

hinh anh tac gia

Lệ Cẩm

lecam.le@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước diễn biến phức tạp của bệnh do virus Marburg tại các nước Châu Phi, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu các địa phương trong cả nước có biện pháp tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2. Luật có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.

Tiêm chủng, truy vết, lấy mẫu, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19... tất cả những công việc này đều được đội ngũ y tế cơ sở thực hiện thuần thục. Có thể thấy rằng, sau hơn 2 năm cả nước chống chọi với dịch COVID-19, đội ngũ y tế tại cơ sở đã trở thành đội ngũ tinh nhuệ về nhiều mặt.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận hai trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Để chủ động phòng chống bệnh liên cầu khuẩn lợn, Sở Y tế Hà Nội mới đây đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn trên người. Phóng viên thời sự đã có cuộc phỏng vấn với ông Vũ Cao Cương Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi giao mùa như hiện nay, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh cần cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim. Đây là bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và di chứng cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.