Năm 2024, Hà Nội phấn đấu mục tiêu GRDP đạt 6,5 - 7%

Tham dự phiên họp còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND và các đại biểu HĐND thành phố khóa XVII.
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đề ra 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 6,5-7%; GRDP bình quân đầu người: 160,8-162 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện: 10,5-11,5%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 4-5%; chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%...

Mục tiêu tổng quát được nêu trong Nghị quyết là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh và tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các khâu đột phá, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ các điểm nghẽn, khó khăn vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; năng cao thứ hạng các chỉ số PAPI, PCI, PAR-Index, SIPAS.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; thúc đẩy hạ tầng và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng thành phố thông minh. Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ và phát triển hạ tầng đô thị; triển khai thực hiện các quy hoạch được duyệt.
Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện năm chủ đề "Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển".

Dự thảo Nghị quyết cũng nêu một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô.
24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 6,5-7%.
2. GRDP bình quân đầu người: 160,8-162 triệu đồng.
3. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện: 10,5-11,5%.
4. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 4-5%.
5. Chỉ số giá tiêu dùng: dưới 4%.
6. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,15%.
7. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước: 0,1%.
8. Duy trì tỷ lệ xã/phường/thị trấn 100% đạt chuẩn quốc gia về y tế.
9. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 94,5%.
10. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc trên lực lược lượng lao động trong độ tuổi lao động: 45%.
11. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện trên lực lực lược lượng lao động trong độ tuổi lao động: 2,5%.
12. Tỷ lệ đối tượng tham gia BH thất nghiệp trên lực lược lượng lao động trong độ tuổi lao động: 40%.
13. Giảm số hộ nghèo so với đầu năm: 300-400 hộ.
14. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: dưới 4%.
15. Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 74,2%; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 54%.
16. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia: 78,5%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia được công nhận mới (lần đầu): 114 trường; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia được công nhận lại: 300 trường.
17. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 88%. 18. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Lãng văn hóa": 64,5%. 19. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 74%.
20. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: Khu vực đô thị đạt 100%; Khu vực nông thôn đạt 95%.
21. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyên trong ngày: Khu vực đô thị đạt 100%; Khu vực nông thôn đạt 95-100%.
22. Xử lý ô nhiễm môi trường: (i) Tỷ lệ CCN có trạm XLNT đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với CCN xây dựng mới: 100%; Với CCN, CCN làng nghề đã đi vào hoạt động: 100%. (ii) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 99%. (iii) Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 100%; (iv) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 40%.
23. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: 22-25%.
24. Số xã được công nhận đạt tiêu chí NTM nâng cao tăng thêm: 40 xã; Số xã được công nhận đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu tăng thêm: 35 xã.
Các dự án camera giám sát với khoảng 3.700 camera có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang được Công an thành phố Hà Nội triển khai, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh trật tự, quản lý điều hành giao thông.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cơ chế “luồng xanh”, “làn xanh” nhằm đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm - đây là nội dung nổi bật theo chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội, liên quan tới các nhiệm vụ để đạt mức tăng trưởng trên 8%.
Quy trình và công tác thực hiện cấp, đổi GPLX cơ bản được đánh giá thông suốt, nhanh chóng, sau một tháng CSGT tiếp nhận nhiệm vụ.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 30/3. với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0