Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng 6,5% trở lên
Chiều 16/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải; Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Phạm Anh Tuấn.
Theo Quyết định số 6399/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2025 của thành phố, Hà Nội đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,5% trở lên, GRDP/người/năm đạt khoảng 172,4 triệu đồng trở lên; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5% trở lên; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 5% trở lên; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4,5%. Mục tiêu tổng quát được nêu trong quyết định là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô.
Điểm mới của hội nghị năm nay là các phát biểu tham luận của các sở, ngành được thực hiện dưới sự hỗ trợ của trợ lý ảo AI.
Theo nội dung tham luận của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân, trong bối cảnh tình hình thế giới khó đoán định, kinh tế cả nước và Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nên rất cần nỗ lực lớn của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung khai thông các nguồn lực xã hội; đẩy nhanh các thủ tục về đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Áp lực giải ngân năm 2025 là rất lớn; đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch giải ngân với từng dự án; định kỳ giao ban xây dựng cơ bản; đề xuất các công trình dự án tiêu biểu; hoàn thành các thủ tục các dự án cấp thành phố.
Còn theo nội dung báo cáo của Sở Tài chính, dự toán ngân sách năm 2025 của thành phố có nhiều điểm mới. Trong đó, điều chỉnh tăng định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên cho các đối tượng lao động hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ được cấp có thẩm quyền giao; mở rộng phạm vi sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của các cấp ngân sách để thực hiện một số chính sách an sinh xã hội do Trung ương và thành phố ban hành; chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Điều 15, Điều 35 Luật Thủ đô và Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND ngày 12/12/2024 của HĐND thành phố.
Ngân sách thành phố bổ sung khoản kinh phí bằng 3% tổng chi ngân sách phường cho các quận, thị xã. UBND các quận, thị xã có trách nhiệm giao khoản chi này trong dự toán chi ngân sách của các phường. Trên cơ sở dự toán được giao, Chủ tịch UBND các phường chủ động quyết định sử dụng khi phát sinh các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu trợ, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán. Đặc biệt, bố trí chi thường xuyên triệt để tiết kiệm, ưu tiên các nhiệm vụ phục vụ công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi).
Năm 2025, thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo của thành phố, tổ chức các hội nghị phổ biến, quán triệt các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và sự quyết tâm trong triển khai thực hiện giai đoạn tiếp theo; Thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối tổ chức bên trong của các Sở và tương đương giảm tối thiểu 15% - 20% đầu mối không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án sáp nhập các sở; Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị sau sắp xếp.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố nhấn mạnh: năm 2025 là năm cuối của kế hoạch 5 năm, có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước, năm thực hiện nhiều chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, UBND thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện tốt một số nội dung công việc với tinh thần quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất. Trong đó, tiếp tục thể chế hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô; tập trung hoàn thiện các nhiệm vụ còn lại (hiện nay đã hoàn thành 12 nhiệm vụ); triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô bằng các nhiệm vụ, chương trình, dự án, công trình cụ thể gắn với khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực (các nguồn lực mới: tài nguyên nhân văn, tài nguyên số…).
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng phát động phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực và kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, trí tuệ, kỷ cương, sáng tạo, thi đua tăng tốc, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025.
Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch trầm lắng, khối ngoại bán ròng gần 1.300 điểm. Tâm lý nhà đầu tư e dè khi thị trường giao dịch quanh ngưỡng 1260-1270 điểm, chưa có dấu hiệu bứt phá.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, mã chứng khoán KBC trên sàn HoSE - vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc sử dụng tài sản của KBC để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của công ty con.
Tổng cục Thuế cho biết, tính đến cuối tháng 11/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 11 tỉ hóa đơn. Trong đó, 2,68 tỉ hóa đơn có mã, hơn 7,22 tỉ hóa đơn không mã, hơn 2,04 triệu hóa đơn theo lần phát sinh và hơn 1,13 tỉ hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025 gồm 25 chỉ tiêu, trong đó: 5 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 chỉ tiêu xã hội; 7 chỉ tiêu đô thị, nông thôn, môi trường.
Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế tính đến cuối tháng 11/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 11 tỷ hóa đơn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành Công Thương và doanh nghiệp cả nước đang tích cực dự trữ lượng hàng hóa dồi dào, giá cả bình ổn.
0