Năm 2030, sông Tô Lịch hồi sinh trở lại | Hà Nội tin mỗi chiều
Sau nhiều năm chờ đợi, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã có thể vận hành thử nghiệm bắt đầu từ sáng 1/12/2024. Đây là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải, với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp làm chủ đầu tư.
Có thể hình dung nhanh về vai trò của nhà máy này như sau: nước thải trực tiếp ra các con sông như Tô Lịch, Lừ, Sét sẽ được thu gom tập trung về đây. Sau một quá trình xử lý, nước sạch sẽ được trả lại các con sông này, góp phần giảm ô nhiễm.
Được biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 16.293 tỷ đồng, được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì với diện tích 13,8 ha. Dự án đã được thi công từ năm 2019, triển khai đồng loạt cả bốn gói thầu. Đến nay, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử từ 1/12.
Điều này cho thấy Hà Nội thực sự rất quyết tâm trong việc hồi sinh các dòng sông ô nhiễm nội đô. Nỗ lực bền bỉ trong 6 năm nay, bây giờ hoàn toàn có hy vọng, dòng nước ở các sông hồ rồi đây sẽ lại xanh tươi, hiền hoà.
Để nói về những cái được của dự án này thì phải kể đến 150 điểm xả nước thải sinh hoạt chính ở ven sông Tô Lịch sẽ được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý, đảm bảo quy chuẩn, sau đó mới được đổ trở lại sông Tô Lịch, sông Nhuệ.
Đi vào vận hành thử nghiệm, dự án sẽ giúp xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Quan trọng và được dư luận chú ý nhất chính là hy vọng làm "sống lại" các dòng sông Tô Lịch, Lừ, Sét và một phần sông Nhuệ. Theo chia sẻ trên các phương tiện truyền thông: Trong giai đoạn 1 này, dự án sẽ tập trung làm sạch cho sông Tô Lịch.
Nhiệm vụ này khó và cấp thiết nên không thể chậm trễ thêm nữa. Bởi Sông Tô Lịch mang một giá trị văn hóa lớn, được coi như long mạch của thành Thăng Long. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố cũng như trước sự đô thị hóa nhanh của thành phố, nhiều đoạn sông bị lấp dần, khiến Tô Lịch trở thành con sông không có nguồn. Dần dần, đoạn sông lộ thiên chỉ còn là một kênh thoát nước thải dài gần 14 km của thành phố. Tô Lịch đã trở thành "một dòng sông không chảy". Hàng chục năm qua, nhiều giải pháp đã được thử nghiệm với kỳ vọng "hồi sinh" sông Tô nhưng đều chưa mang lại kết quả khả quan.
Tô Lịch cần chảy trở lại! Quyết tâm lớn này đã được thành phố cụ thể hóa bằng nhiều giải pháp đồng bộ đang được thực hiện cùng lúc. Đây được đánh giá là những phương án mang tính khả thi cao, giúp sớm khơi thông dòng chảy sông Tô.
Sông Tô hiện đang không chảy, dòng chảy duy nhất của nó hiện nay là các cống thải. Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Ước tính, bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước.
Với 13,8 km sông Tô Lịch, có tới 456 điểm xả thải ra môi trường, do đó các điểm này đang được lên phương án đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của dự án nằm dọc bờ sông, nhằm thu gom triệt để nguồn nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, từ đây sẽ lọc ra cát và rác sau đó lọc thành nguồn nước sạch.
Bên cạnh lượng bùn thải ứ đọng lớn, một trong những lý do nữa khiến sông Tô không chảy là không có nguồn cấp nước. Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2 - 8m. Các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá.
Quy hoạch Thủ đô vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua và có sự đồng bộ với quy hoạch ngành thủy lợi. Theo đó, hai đập tràn là Xuân Quan và Long Tửu đang được nghiên cứu đề xuất xây trên sông Hồng và sông Đuống. Mục tiêu là nâng mực nước của sông Hồng. Để từ đó, cấp nước trở lại cho các sông nội đô, trong đó có Tô Lịch.
Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có mục tiêu chung đó là cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng cách phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra, đưa đến những dòng nước trong xanh, có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô.
PGS.TS Lê Văn Chín, Viện trưởng Viện Tài nguyên nước, Đại học Thủy Lợi cho biết: "Khi đi vào hoạt động, Nhà máy Yên Xá có thể xử lý 70% lượng nước thải của toàn thành phố. Hà Nội đang có bước đi đúng hướng trong hồi sinh các con sông".
PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam chia sẻ: "Để sông Tô Lịch và các sông nội đô khác hồi sinh là hoàn toàn khả thi, nếu Hà Nội quyết tâm chính trị thật cao".
Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại. Trong tương lai thì những công nghệ hiện đại sẽ ngày càng được thành phố Hà Nội áp dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực, hướng tới giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội. Qua đó, mang đến cho người dân một môi trường sống tốt hơn, để Hà Nội của chúng ta thực sự trở thành điểm đến lý tưởng và đáng sống.
Truy nã đặc biệt đối tượng gây tai nạn rồi bỏ trốn; Truy bắt kẻ trộm điện thoại rồi kéo lê cô gái trên đường; Đối tượng có biểu hiện tâm thần hành hung người đi đường;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Giữa Thủ đô Hà Nội sôi động, đâu đó vẫn có những góc nhỏ lưu giữ hồn xưa. Đó là những quán trà, cà phê mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Không chỉ là chốn dừng chân, những không gian ấy như cánh cửa mở về quá khứ, đưa ta trở lại với một Hà Nội thanh tao, tĩnh lặng và đầy hoài niệm.
Để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số, học tập suốt đời cần trở thành văn hóa, là nhu cầu tự thân của mỗi người chứ không chỉ là một khẩu hiệu mang tính phong trào. Đây là nội dung được chương trình bàn luận cùng GS.TS. Phạm Tất Dong, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam.
Một trận động đất kinh hoàng mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào chiều ngày 28/3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Myanmar và nước láng giềng Thái Lan. Myanmar và Thái Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực động đất và huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả của thiên tai.
Hoa Hậu Bảo Ngọc làm giám đốc điều hành 'Hoa hậu Thế giới Việt Nam' 2025; Ngôi sao phim Thái Lan '404 Chạy ngay đi' đến Việt Nam; Pháo đối chất trên livestream thu hút 1,5 triệu người xem cùng lúc;... là một số thông tin đáng chú ý trong Bản tin thế giới Showbiz hôm nay.
Giữa một Hà Nội hối hả, nhiều người chọn cách thả mình theo những bước Swing - nhẹ nhàng nhưng đầy năng lượng, khiến Swing trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống của nhiều người trẻ ở Hà Nội.
0