Năm Du lịch Quốc gia 2025 sẽ tổ chức tại Huế
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai kế hoạch tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế, kết hợp với Festival Huế 2025.
Các sự kiện, hoạt động chính được tổ chức tập trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Các chương trình, sự kiện hưởng ứng sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương có liên quan.
Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, dự kiến có khoảng 62 hoạt động do tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì tổ chức. Trong đó, có những hoạt động đáng chú ý như: Công bố Festival Huế 2025 và Chương trình nghệ thuật tái hiện “Lễ Ban Sóc triều Nguyễn theo hình thức sân khấu hóa”; đón Tết hoàng cung; Huế Symphony/Bản giao hưởng Huế; Giải chạy VNExpress Marathon Huế; Ngày hội Huế - Kinh đô ẩm thực; Ngày hội Sen Huế 2025; Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế; Tuần lễ Ẩm thực Việt; Giải đua ghe truyền thống trên sông Hương; Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn Lân - Sư - Rồng, trình diễn Lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố; Tuần Văn hóa - Du lịch - Xúc tiến đầu tư Huế tại Hà Nội…
Tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh phối hợp tổ chức, gồm: Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và họp báo hoặc Tuần Văn hóa - Du lịch giới thiệu về Năm Du lịch quốc gia 2025. Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Bộ quan tâm, chọn lọc một số hoạt động khác về văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh, thi đấu thể thao đưa về địa phương tổ chức.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0