Năm làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội
Trong số khoảng 5400 làng nghề ở Việt Nam thì Hà Nội chiếm 1/3 với hơn 1350 làng nghề. Trong đó có hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu.
Tên tuổi các làng nghề như Làng gốm Bát Tràng, Làng nón Chuông, Làng lụa Vạn Phúc, Làng mây tre đan Phú Vinh, Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu là những cái tên không còn xa lạ với người dân cả nước. Những ngôi làng này đã có tuổi đời hơn trăm năm và vẫn luôn giữ các bản sắc riêng của làng nghề, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam.
Các sản phẩm thủ công của các làng nghề Hà Nội rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng tốt nên không chỉ người dân trong nước ưa chuộng mà các bạn bè quốc tế rất thích.
Top 5 làng nghề Hà Nội có tuổi đời hơn trăm năm
Làng Gốm Bát Tràng
Nguồn gốc của tên gọi Làng Gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lê. Là sự hội nhập giữa 5 dòng gốm trứ danh của làng Bồ Bát xứ Thanh và dòng họ Nguyễn ở tại mảnh đất Minh Tràng. Chính tại nơi đây đã phát triển thành địa điểm làng nghề truyền thống và nức tiếng Hà Nội.
Làng Bát Tràng nằm bên ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông - Nam. Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 nay, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm đẹp từ đất nặn lên những giá trị nghệ thuật để rồi đến ngày nay nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế và được biết qua sự đông đảo của nhiều quốc gia trên thế giới.
Làng lụa Vạn Phúc
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ 15, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè du khách xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc - một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của Việt Nam.
Để có được một tấm lụa tơ tằm truyền thống, các nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như công sức. Bao gồm: kéo kén, guồng tơ, mắc cửi, nối cửi, dệt tơ, nhuộm tơ để cho ra một sản phẩm chất lượng.
Chợ lụa Vạn Phúc là một nơi giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm lụa tới các du khách. Mỗi một cửa hàng đều cách bài trí riêng vô cùng độc đáo và điểm chung tại khu chợ đó là màu sắc luôn rực rỡ, tươi sáng. Các mẫu mã sản phẩm như: khăn, áo, quần, áo dài, các sản phẩm trang trí được làm từ lụa.
Làng nón Chuông
Nón lá là một trong những hình ảnh biểu tượng cho hình ảnh cô gái Việt Nam duyên dáng, thướt tha với tà áo dài. Nón là vật dụng thân thuộc gắn liền với các bà, các mẹ dùng để che mưa và che nắng. Làm nón nổi tiếng thì chúng ta không thể không nhắc đến nón của Làng Chuông.
Hầu hết nón trong làng đều do phụ nữ trong làng thực hiện, những bàn tay khéo léo thoăn thoắt bện lá, làm khung như những bàn tay của nghệ nhân. Để đáp ứng với xu hướng thị trường, nón làng chuông cũng được cải cách về mẫu mã và được trang trí bắt mắt.
Làng mây tre đan Phú Vinh
Mây tre đan là một trong những nghề thủ công truyền thống có vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển ngành thủ công – mỹ nghệ nước ta. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh thuộc xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ và đã tồn tại từ lâu đời, nghề cha truyền con nối đã đến nay đã được 400 năm tuổi.
Những sản phẩm mây tre đan của các nghệ nhân làng Phú Vinh được ví như là một tác phẩm nghệ thuật. Ở đó đòi hỏi tính sáng tạo, tỉ mỉ, khéo léo cùng sự kiên nhẫn của con người.
Để sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều bước, từ khâu chọn mua nguyên liệu, xử lý nguyên liệu rồi đến chế tác sản phẩm. Công đoạn tiếp theo đó là đưa tre vào lò và dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy màu. Sản phẩm có màu nâu tây hay nâu đen là tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu
Quảng Phú Cầu từ lâu đã nổi tiếng với nghề tăm hương truyền thống. Đến Quảng Phú Cầu, hình ảnh dễ dàng bắt gặp đó là những bó tăm hương đỏ rực như những "đóa hoa" dưới nắng.
Nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu đã có cách đây khoảng 100 năm. Ban đầu, nghề làm hương chỉ tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng những năm gần đây, nghề truyền thống này đã được mở rộng ra các thôn trong xã như Cầu Bầu, Đạo Tú…
Với một sản phẩm truyền thống mang cả yếu tố tâm linh, những người làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu luôn tỉ mỉ, kỳ công ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Vầu dùng làm tăm hương phải đủ độ tuổi và được những người thợ tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng.
Công việc làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu nhộn nhịp suốt cả năm, nhưng sôi động hơn cả là vào những tháng cuối năm. Thời điểm này, các cơ sở tại Quảng Phú Cầu đang tất bật chuẩn bị cho vụ hương Tết.
Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
0