Nam Long lần đầu công bố báo cáo phát triển bền vững

Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) lần đầu tiên công bố Báo cáo Phát triển Bền vững và trở thành một trong số những Công ty Bất động sản đầu tiên tại Việt Nam thực hiện báo cáo này theo phương thức phát hành tự nguyện và độc lập với báo cáo thường niên.

Báo cáo Phát triển Bền vững thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nam Long trong việc đồng hành cùng các mục tiêu quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng.

Nam Long xây dựng khung Báo cáo phát triển bền vững dựa trên bộ tiêu chuẩn GRI Standards năm 2021 của GSSB, đồng thời lồng ghép 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc làm định hướng phát triển dài hạn. Các hoạt động phát triển bền vững của Nam Long trên ba trụ cột chính: Bảo vệ môi trường; Phát triển nguồn nhân lực và gắn kết cộng đồng; Kinh doanh có trách nhiệm. Riêng năm 2023, Nam Long đặt trọng tâm vào việc Quy hoạch đô thị bền vững; Phát triển cộng đồng cư dân và gắn kết với cộng đồng địa phương.

Hơn 2.000 vận động viên tham gia giải chạy Long An Marathon 2023 tổ chức tại khu đô thị Waterpoint.

Là một nhà phát triển khu đô thị tích hợp quy mô lớn với hàng trăm hecta gồm những trung tâm “Sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí” mới của các cộng đồng địa phương, Nam Long đặc biệt quan tâm đến tính bền vững của quy hoạch đô thị và các hoạt động phát triển cộng đồng. Tập đoàn đã nỗ lực áp dụng tiêu chuẩn xanh và thân thiện với môi trường trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng các công nghệ và vật liệu không gây tác động xấu với môi trường nhằm giảm thiểu lượng chất thải và khí thải gây ô nhiễm.

Hầu hết các dự án khu đô thị tích hợp của Nam Long đều có mật độ xây dựng thấp, chỉ khoảng 30-40%, một số dự án trọng điểm như Waterpoint có diện tích cây xanh và mặt nước lên đến 95 hecta, đồng thời tập đoàn cũng nỗ lực bảo toàn toàn bộ hệ sinh thái thực vật địa phương ven sông của đô thị. Nam Long cũng phát triển cộng đồng cư dân và đóng góp cho cộng đồng địa phương những công trình tiện ích xã hội chất lượng như phát triển trường học, công viên, khu thể dục thể thao đa chức năng, Nhà văn hóa Việt - Nhật...

Khu đô thị tích hợp Waterpoint có diện tích cây xanh và mặt nước lên đến 95 hecta.

Trong năm qua, tại khu đô thị tích hợp Waterpoint đã diễn ra các hoạt động xã hội quy mô lớn như Giải quần vợt tennis quốc gia, địa điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa, giải chạy cộng đồng “Ngắm hoàng hôn bên sông Vàm Cỏ”, chuỗi sự kiện kỉ niệm 50 năm mối quan hệ Việt - Nhật…

Bên cạnh đưa Phát triển bền vững vào phát triển sản phẩm, Nam Long cũng duy trì thế mạnh về quản trị bền vững trong suốt những năm qua. Với chiến lược hợp tác quốc tế khá thành công trong 10 năm qua với sự đồng hành của các đối tác quốc tế lớn đến từ Nhật Bản, Mỹ, Singapore, mô hình quản trị của Nam Long đã đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế về tính chuyên nghiệp và minh bạch.

3 nhóm tiêu chí chính và 9 yếu tố chủ chốt của một đô thị phát triển bền vững của Nam Long.

Ông Lucas Loh, Tổng Giám đốc Tập đoàn cho biết: “Tôi tin rằng chỉ một vài năm tới đây, Việt Nam sẽ giống như các quốc gia phát triển khác trên thế giới khi phát triển bền vững sẽ không còn là vấn đề lựa chọn đối với doanh nghiệp mà trở thành một yêu cầu của thị trường và là một yếu tố không thể bỏ qua. Việc công bố Báo cáo phát triển bền vững không chỉ giúp Nam Long nâng cao uy tín và tăng cường niềm tin từ cổ đông, đối tác, khách hàng mà còn tạo điều kiện để bản thân Tập đoàn có thể đánh giá và cải tiến chiến lược kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và bền vững”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/10, giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá kim loại quý này được duy trì ổn định.

Giá điện tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang phải tìm cách xoay xở để cắt giảm chi phí sản xuất trước áp lực tăng giá này.

Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu Nvidia tăng 2,4%, lên 138,07 USD, tương ứng tăng gần 180% tính từ đầu năm, đưa vốn hóa thị trường cán mốc 3.400 tỷ USD.

Vùng kháng cự 1.300 điểm đang là vùng kháng cự cứng của thị trường mà VN-Index liên tục gặp khó trong việc vượt qua. Thêm vào đó, thanh khoản có xu hướng giảm dần sau từng tháng, tính từ tháng 6, đang đặt ra câu hỏi lớn: Liệu thị trường có phá vỡ kháng cự 1.300 điểm trong tháng 10 hay không?

Thị trường chứng khoán hôm 15/10 tiếp tục gây thất vọng khi một lần nữa VN-Index leo lên 1.294 điểm rồi rơi tự do, kết phiên giảm hơn 5 điểm.

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.