Năm nguyên nhân phổ biến gây đau họng vào buổi sáng

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.

Do nhiễm lạnh

Đêm và sáng là khoảng thời gian dễ nhiễm lạnh. Đau họng khi nhiễm lạnh là tình trạng dễ đoán biết nguyên nhân. Nhiễm lạnh do gió trời hoặc do gió điều hoà thực chất khiến niêm mạch mũi, miệng, họng bị khô, niêm mạc dễ sưng viêm gây đau rát cổ họng. Nhiễm lạnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, dễ nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm và gây ra tình trạng rát khổ họng, đau họng. Đau họng do nhiễm lạnh nên điều trị ngay trước khi bội nhiễm gây viêm nặng, tạo đờm đặc.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm lạnh, bạn cần chú ý: Không sử dụng điều hoá thấp dưới 27 độ khi ngủ; Không để quạt gió, gió cửa số thuốc thẳng vào đầu, cổ; Bổ sung vitamin C giúp tăng cường miễn dịch toàn thân; Súc miệng họng ngày 2 lần để bảo vệ miệng họng.

Do nhiễm virus

Đau họng, viêm họng buổi sáng là tình trạng nhiễm trùng tại hầu họng có thể do virus gây nên. Tình trạng này thường bùng phát mạnh khi thay đổi thời tiết, giao mùa và trong mùa lạnh. Bệnh có thể khởi phát đơn độc nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý như sốt phát ban, ho gà, bạch hầu, sởi, cúm, viêm amidan và viêm VA. Nhiều loại virus lưu hành trong máu hoặc trong không khí có thể tấn công khi môi trường thuận lợi hoặc hệ miễn dịch của người suy giảm. Virus cúm là virus phổ biến nhất gây đau họng và các vấn đề tại đường hô hấp. Ngoài cúm, các virus khác có thể gây đau họng vào buổi sáng như: adenovirus, coronavirus, virus sởi,… Loại viêm họng này thường bùng phát mạnh vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi.

Đau họng vào buổi sáng do nhiễm virus có thể tự thuyên giảm, không gây biến chứng nguy hiểm nếu biết các vệ sinh mũi, miệng họng, cụ thể: Giữ ấm cơ thể, bổ sung vitamin C tăng cường miễn dịch; Rửa mũi bằng nước muối sinh lý; Súc miệng họng bằng nước súc miệng kháng khuẩn để loại bỏ virus gây viêm và khi khuẩn gây bội nhiễm.

Do mất nước

Mất nước là nguyên nhân hàng đầu gây đau họng buổi sáng nhưng lại không nhiều người biết. Mất nước gặp nhiều nhất ở những người ngủ mở miệng, ngủ ngáy hoặc khi điều kiện không khí khô (bật điều hoà, mùa hanh khô). Miệng, họng mất nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở miệng phát triển và gây viêm nhiễm. Vi khuẩn phát triển từ miệng, lan xuống họng và gây phản ứng viêm tại họng, gây đau họng. Đặc biệt ban đêm, vi khuẩn khoang miệng càng phát triển mạnh gây mùi hôi khó chịu và gây đau họng nhiều vào buổi sáng. Tình trạng đau họng này thực chất là do vi khuẩn gây ra, nếu không điều trị ngay sẽ gây viêm đường hô hấp cấp và cần sử dụng kháng sinh, chống viêm trong điều trị.

Do trào ngược axit dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Trào ngược dạ dày thực quản thường diễn ra vào ban đêm hơn do ngủ sai tư thế và sử dụng sai loại gối. Gối cho người trào ngược cần có độ nghiêng từ 20-30 độ so với mặt phẳng. Nếu sử dụng các loại gối thường, dịch dạ dày có nguy cơ cao trào ngược và gây tổn thương niêm mạc họng và gây viêm tại họng, thực quản. Chính vì lí do này, hầu hết người bị trào ngược a xít dạ dày thường xuyên bị viêm họng, đau họng khi thức giấc vào buổi sáng.

Do vệ sinh răng miệng kém

Bốn nguyên nhân trên gây đau họng vào buổi sáng thường không nghiêm trọng nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng chưa sạch là nguyên nhân gây 90% trường hợp đau họng vào buổi sáng. Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn cần thực hiện đủ các bước sau: Dùng chỉ nha khoa giúp vệ sinh sạch các kẽ răng, hốc sâu trong răng hiệu quả mà không ảnh hưởng tới nướu; Đánh răng đầy đủ hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối giúp răng miệng sạch sẽ; Súc miệng kháng khuẩn hàng ngày.

Mẹo giảm triệu chứng đau họng vào buổi sáng

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng  hai lần mỗi ngày và súc miệng họng 3-4h/lần. Không chỉ giúp giữ miệng luôn sạch sẽ, ức chế hoặc làm giảm bớt các vi khuẩn hoạt động tại họng và miệng, súc miệng họng còn giúp làm dịu niêm mạc, đẩy nhanh quá trình viêm và giúp giảm đau họng hiệu quả.

- Uống thật nhiều nước. Mặc dù bạn có thể cảm thấy đau khi nuốt nhưng đừng vì thế mà giảm uống nước. Tích cực uống nước giúp giảm tình trạng khô miệng, loại bỏ bớt vi khuẩn tại miệng họng và làm giảm cọ sát trong niêm mạc họng

- Ngậm chanh mật ong: Chanh mật ong có tính chất tiêu viêm, làm dịu và sát trùng hiệu quả. Một nghiên cứu mới cho thấy, súc miệng kháng khuẩn trước khi ngậm chanh mật ong giúp làm dịu họng nhanh hơn gấp 3 lần so với việc chỉ dùng chanh mật ong mà không súc miệng.

- Ngoài ra, với những người hay bị đau họng vào buổi sáng, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc khi giao mùa, nhớ uống nhiều nước ấm và sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

Nếu tình trạng bệnh không đỡ mà có diễn biến nặng hơn thì bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế, để bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán kê đơn thuốc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.