Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới

Các quốc gia Châu Phi trong đó có Nam Phi đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ sự xuất hiện của chủng đậu mùa khỉ mới, với khả năng lây lan nhanh chóng.

Các nhà khoa học Nam Phi đang nỗ lực nghiên cứu chủng virus đậu mùa khỉ mới này trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và thiết bị.

Tại Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm ở Johannesburg, Nam Phi, các nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học an toàn cấp cao để phân tích mẫu virus mới này.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để phân tích mẫu virus mới

Chủng virus đậu mùa khỉ mới có tên gọi Nhánh 1b, với khả năng lây lan nhanh chóng hơn chủng cũ. Các nhà khoa học phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu hóa chất cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán cũng như sự thiếu nhận thức của người dân đối với căn bệnh này.

Ông Dimie Ogoina, Chủ tịch Ủy ban Ứng phó khẩn cấp với đậu mùa khỉ của WHO: "Chúng tôi đang làm việc mà không có đủ kiến thức cần thiết về lịch sử, động lực lây truyền, các yếu tố nguy cơ của đậu mùa khỉ. Về cơ bản, chúng tôi cần hiểu bối cảnh, cần hiểu căn bệnh này để có thể phát triển hoặc thiết kế các chiến lược phòng ngừa. Nhưng đây hiện lại là một hạn chế đáng kể".

Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới

Nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, Chủ tịch ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ của CDC châu Phi : “Tôi lo ngại vì đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục và nó có khả năng lây lan mạnh ở châu Phi. Điều chúng tôi đang cố gắng làm hiện nay là cố gắng thực hiện mọi biện pháp đồng bộ để ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra.”

Hiện các biện pháp để kiểm soát đậu mùa khỉ ở Nam Phi tương tự như kiểm soát bệnh lao, bao gồm xác định ca bệnh, truy vết tiếp xúc, tiêm vaccine và theo dõi điều trị.

Chủng 1b đặc biệt phổ biến, chỉ được các bác sĩ chẩn đoán mà không được xác nhận bằng xét nghiệm

Hiện cần có thêm nhiều nghiên cứu gấp, nhưng 3 nhóm theo dõi những đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi cho biết họ thậm chí không thể có được những hóa chất cần thiết để làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Chủ tịch Ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ thuộc CDC châu Phi cho hay khoảng một nửa số ca bệnh ở miền Đông Congo, nơi chủng 1b đặc biệt phổ biến, chỉ được các bác sĩ chẩn đoán mà không được xác nhận bằng xét nghiệm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.

Kế hoạch dự kiến được triển khai thực hiện từ tháng 9 năm nay đến tháng 2/2025, đòi hỏi kinh phí 135 triệu USD. Kế hoạch này dựa trên các khuyến nghị do Tổng Giám đốc WHO đưa ra, tập trung vào việc thực hiện các chiến lược giám sát, phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó mạnh mẽ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã thử tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng đầu đạn siêu lớn và tên lửa hành trình cải tiến.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết, nước này sẽ không thiết lập quan hệ với Israel cho đến khi một nhà nước Palestine được thành lập.

Nghị viện châu Âu hôm qua 18/9 đã nhóm họp để tiến hành thảo luận về chương trình nhập cư gây tranh cãi của Hungary liên quan đến việc nới lỏng hạn chế thị thực đối với 8 quốc gia, trong đó có Nga và Belarus.

Sau khi hàng loạt máy nhắn tin phát nổ, Liban lại chứng kiến thêm làn sóng nổ thiết bị thứ hai, lần này xảy ra với các máy bộ đàm, chủ yếu do các thành viên của phong trào Hezbollah sử dụng. Theo Bộ Y tế Liban, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương trong loạt vụ nổ thứ hai này.