Nam sinh phải cắt tinh hoàn sau điều trị kháng sinh
Nam bệnh nhân (14 tuổi, ở Thái Bình) sưng đau tinh hoàn bất thường sau 13 ngày điều trị kháng sinh truyền dịch. Khi các triệu chứng đau không thuyên giảm, gia đình mới chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị.
Ths.Bs Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân N.S.T (14 tuổi) nhập viện trong tình trạng tinh hoàn phải treo cao, cứng chắc, siêu âm doopler mất hết tín hiệu mạch, hoại tử trung tâm.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu, cắt tinh hoàn phải, cố định tinh hoàn trái. Hiện bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Trước khi nhập viện gần 2 tuần, bệnh nhân này có biểu hiện sưng đau tinh hoàn nhưng chỉ được điều trị kháng sinh, truyền dịch tại địa phương. Khi tình trạng đau không giảm, gia đình mới con đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Theo PGS Nguyễn Quang – Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam: "Chẩn đoán xoắn tinh hoàn có thể nhầm với u tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Do vậy thông thường một số nơi điều trị nhầm bằng kháng sinh truyền dịch giảm đau đến khi quá 6 tiếng tinh hoàn sẽ bị hoại tử và không còn khả năng bảo tồn. Việc cắt tinh hoàn là tất yếu với những trường hợp xoắn tinh hoàn để muộn."
Chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo, với tất cả những bệnh nhân đau tinh hoàn bất thường thậm chí là đau vùng bụng dưới, các bác sĩ thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân cần loại trừ nguyên nhân xoắn tinh hoàn đầu tiên để tránh bỏ sót thương tổn.
TIN LIÊN QUAN


Khi giao mùa như hiện nay, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Khi bị nhiễm virus, vi khuẩn, người bệnh cần cảnh giác với biến chứng viêm cơ tim. Đây là bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và di chứng cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Trong 2 ngày 16 và 17/3/2023, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc vì ăn cá chép muối ủ chua.
Thời điểm giao mùa là điều kiện để các loại virus phát triển, gây ra bệnh về đường hô hấp ở trẻ em. Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện gia tăng. Hầu hết bệnh nhi có biểu hiện viêm phổi, ho, sốt, khó thở, có trường hợp bị suy hô hấp nặng.
Với mục tiêu tạo miễn dịch bền vững trong phòng bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã lên kế hoạch tiêm vaccine trong năm 2023. Dự kiến, cần khoảng 9 triệu mũi tiêm tập trung vào những người mắc bệnh nền, người cao tuổi và những người chưa tiêm mũi nào.
Hơn 1.000 trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) từ đầu năm đến nay được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Tính riêng trong tuần qua đã có hơn 100 bệnh nhi nhập viện vì nhiễm virus này. Số ca đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ có bệnh lý nền.
0