Năm tỵ nói chuyện rắn

Trong dòng chảy văn hóa Việt, rắn vừa là hiện thân của cái xấu, điều dữ, vừa ẩn chứa trong nó sự bao dung, nhân tình nhân tính.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Nói chuyện rắn trong các điển tích

Thành ngữ Việt có câu “Cõng rắn cắn gà nhà” chỉ loài Việt gian bán nước, cúi đầu làm đầy tớ cho giặc cướp nước. Hầu hết các nền văn hóa từ cổ đại đến đương đại thì cũng đều coi hình tượng con rắn mang nghĩa xấu, nham hiểm, tráo trở độc ác

Loài rắn có nọc độc cắn chết con mồi. Hình dáng của rắn cũng không tròn trịa dễ thương. Nhưng loài rắn lại có thuộc tính đa dạng. Nọc rắn gây độc trực tiếp nhưng khi được bào chế trong y học lại là loại thuốc quý. Trong quan niệm tôn giáo, nhiều nơi thờ rắn, tôn vinh rắn. Thuộc vùng văn minh sông nước nên người Việt có nơi coi rắn như một thủy thần.

Trong Thiên chúa giáo có điển tích con rắn đến cám dỗ Eva nên loài người mất cơ hội trường sinh. Các Pharaon thời cổ đại thường mang trên mình hình ảnh rắn với mong muốn được bất tử. Thần chữa bệnh của người Hy lạp có tên Asclepius, được biểu tượng bằng con rắn. Còn người dân Campuchia tin rằng Vương quốc Khmer do vua rắn sáng lập nên ngôi đền Angkor Wat được khảm nhiều Naga bảy đầu.

Dù quan niệm thế nào thì trong các sử tích, rắn vẫn luôn là biểu trưng song hành hai thái cực. Loài người mượn những thuộc tính xấu của linh vật để răn dạy con trẻ và lấy sức mạnh của chính linh vật đó để tôn vinh.

Ngắm 'Thạch ong xà' tại làng cổ Đường Lâm

45 bức tượng tượng trưng cho 45 năm Việt Nam nỗ lực phát triển để hướng tới năm 2045 đạt được sự thịnh vượng và hiện đại hóa, bền vững, “Thạch ong xà” là bộ sản phẩm được chế tác chủ yếu từ gỗ mít, một loại gỗ quen thuộc ở phần lớn vùng nông thôn Việt Nam. Cùng với gỗ mít, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát sử dụng thêm đá ong là chất liệu đặc trưng của làng cổ Đường Lâm với màu sắc nâu vàng tự nhiên, gợi lên sự mộc mạc, gần gũi, đầy sức sống.

Những sản phẩm này, ngoài để trưng bày, được sử dụng như một dụng cụ đốt trầm hương. Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, cho biết: “Tạo hình của rắn khá đa dạng như hình tượng rắn hiện thực hay cách điệu, tất cả đều thể thể hiện sức sống, sự vươn mình nhằm lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống”.

Linh vật của năm Ất Tỵ trên trang phục mùa xuân

Lấy cảm hứng từ những bức tranh rắn của họa sĩ Lê Thiết Cường, sau hai tháng đầu tư nghiêm túc vào từng thiết kế, bộ sưu tập gồm 10 mẫu áo dài và 10 mẫu khăn đã được hoa hậu Ngọc Hân cho ra mắt.

Quá trình in tranh trên nền vải không hề dễ dàng. Những bức tranh có khẩu ngang, tà áo dài lại có khổ dọc nên rất khó sắp xếp bố cục in. Nàng hậu mất khá nhiều thời gian sắp xếp lại bố cục màu sắc, thậm chí đưa hai tới ba bức tranh lên cùng mảnh vải may áo dài để vừa giữ được tinh thần tranh của họa sĩ Lê Thiết Cường, lại vừa thể hiện được dấu ấn riêng về thiết kế của hoa hậu Ngọc Hân.

Nhà thiết kế còn sáng tạo áo dài dành cho cả phụ nữ, nam giới và trẻ em để khách hàng có thể diện du xuân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong chuyến trải nghiệm Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, ngày 22/2, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp gỡ, trò chuyện với nhân dân trên tàu, nghe người dân phấn khởi chia sẻ cảm nhận về đường sắt đô thị.

Vận động, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn là một trong những hoạt động thường xuyên và trọng tâm của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại Hà Nội.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 70 ngày 21/2 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Hà Nội.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Sơn La khẩn trương làm rõ các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, liên quan tới vụ tai nạn giao thông làm chết 6 người, bị thương 9 người.

Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có thông tin về tình trạng hạn kiểm định của hai xe ô tô trong vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La, làm 6 người tử vong.

Hội Cựu chiến binh quận Ba Đình đã tổ chức hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại khu vực Bến hoa Phúc Xá, nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh quận Ba Đình.