Nâng cao giá trị nông sản Việt (ngày 16/2/2023)

Tâm huyết với việc nâng cao giá trị cho nông sản Việt, nữ doanh nhân Trần Thị Thu Hằng đã đón đầu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến, tạo nên những sản phẩm chất lượng cao và mang lại giá trị cho hàng nông sản Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dệt vải để làm thời trang từ sợi chuối, đan lát đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất cũng từ sợi chuối. Khát vọng làm giầu cho doanh nghiệp, tạo sinh kế cho nhiều nông dân từ loại cây vô cùng phổ biến này ở Việt Nam đang được anh Bùi Khánh Dũng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Musa Pacta dần hiện thực hóa. Hàng chục tỷ đồng, rất nhiều công sức, trí tuệ đã được anh Dũng và các cộng sự đầu tư cho sợi tơ chuối bé nhỏ. Anh cũng là chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế thiết bị xử lý thân cây chuối.

Chị Nguyễn Thị Thùy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại Nhuận Phát, là thế hệ điều hành thứ hai của một doanh nghiệp top đầu trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp có hơn 21 năm phát triển với hơn 300 nhân sự. Từ những công việc đơn giản nhất, chị đã kinh qua nhiều vị trí trong công ty, và được giao trọng trách Giám đốc điều hành. Tầm nhìn và những kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp đã giúp chị tạo nên những bước chuyển đổi mạnh mẽ, thúc đẩy Nhuận Phát trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đặc thù này.

Người trong ngành gọi doanh nhân Ngô Đức Phương là 'tiến sĩ mê rừng', bởi phần lớn thời gian anh gắn bó với các vùng rừng núi trên khắp cả nước để tìm kiếm, nghiên cứu và bảo tồn các loại dược liệu quý của Việt Nam. Mấy chục năm trong nghề, chứng kiến kho báu dược liệu của người Việt ngày càng bị mai một, thậm chí có nhiều cây thuốc quý bị khai thác đến mức tận diệt, vị 'tiến sĩ mê rừng' này luôn ấp ủ quyết tâm khôi phục, gìn giữ 'kho báu' đó. Anh hiện là viện trưởng Viện thuốc Nam và giám đốc chuyên môn tại công ty cổ phần Chân Dược.

2023 là một năm đầy sóng gió đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Thị trường biến động, kim ngạch giảm sút, phí logistic tăng đột biến… Chèo lái, đưa doanh nghiệp vượt qua sóng gió này đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt của các doanh nhân. Câu chuyện từ Hapro, một đơn vị lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Hà Nội cho thấy bản lĩnh của những người 'đứng mũi chịu sào'.

Tham gia thị trường vốn có sự cạnh tranh gay gắt, không dễ để tồn tại, chị Dương Thị Trang - Giám đốc Công ty TNHH Yến Sành đã chọn minh bạch hóa quy trình sản xuất, chế biến là lối đi riêng cho doanh nghiệp của mình. Mô hình trải nghiệm trực tiếp các công đoạn chế biến lần đầu được áp dụng tại thị trường Hà Nội đã tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng. Sau 5 năm bước chân vào lĩnh vực mới với không ít thăng trầm, chị đã từng bước đưa doanh nghiệp nhỏ bé của mình phát triển.

Hẳn trong chúng ta, ai cũng biết đến ngôi làng Việt cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia - làng cổ Đường Lâm - một biểu tượng văn hóa của xứ Đoài. Và với những người đã từng đến với Đường Lâm, hẳn mọi người đều đã từng ghé thăm không gian sáng tạo của Đoài Creative, thưởng thức bữa cơm quê tại quán ăn mang tên 'Bếp làng', và thậm chí không ít người đã ngủ lại một đêm tại những homestay mang phong cách cổ của 'Bếp làng'. Người đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo đậm chất văn hóa Đường Lâm ấy chính là kiến trúc sư - doanh nhân Khuất Văn Thắng - người sáng lập Đoài Creative và Bếp làng.