Nâng mức cọc khi đấu giá quyền sử dụng đất lên 10%

Chiều 08/11, tại buổi chất vấn trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ Tư pháp đã trình Quốc hội một số đề xuất liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trong đó đề xuất nâng tỷ lệ tiền đặt cọc tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Thời gian qua, việc thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn xảy ra một số trường hợp tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản và một số hạn chế, bất cập cần sửa đổi.

Liên quan đến việc nộp tiền đặt cọc, hiện vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều. Một số đại biểu đề xuất nâng tỷ lệ tiền đặt cọc tối thiểu lên 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất (tăng 5% so với các tài sản đấu giá thông thường) sẽ giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao sẽ dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá. Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa một cách hợp lý, khả thi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.

Quý I/2024, toàn quốc có 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán, với quy mô khoảng 5.527 căn.

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.