Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT đối với hộ kinh doanh

Tại phiên họp chuyên đề pháp luật về việc chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng với cá nhân, hộ kinh doanh.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Hiện nay, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm sẽ phải chịu mức thuế suất từ 1% - 5%/năm tuỳ loại hình dịch vụ hàng hoá kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống được 2 năm, chủ một cửa hàng chia sẻ mỗi tháng phải đóng tiền thuế GTGT theo hình thức khoán khoảng 1,5 triệu đồng, tương ứng với 3% doanh thu cửa hàng. Theo Luật thuế GTGT hiện hành, doanh thu trên 100tr/năm là phải nộp thuế, như vậy chia ra mức doanh thu chịu thuế 1 tháng tương ứng vơi 9 triệu đồng, chủ cửa hàng này cho rằng đây là điều bất cập.

Với ngưỡng doanh thu chịu thuế hiện nay, phần lớn các cá nhân kinh doanh cho rằng không đủ doanh thu để bù đắp khoản đầu tư ban đầu.

Với ngưỡng doanh thu chịu thuế hiện nay, phần lớn các cá nhân kinh doanh cho rằng không đủ doanh thu để bù đắp khoản đầu tư ban đầu, nhất là khi các chi phí điện, nước, nguyên liệu đầu vào, vận chuyển, thuê mặt bằng… gia tăng đều đặn sau mỗi năm.

Ngoài ra, bản thân mỗi cá nhân kinh doanh vẫn phải chi tiêu cho việc học hành của con cái và sinh hoạt trong gia đình, tương tự người làm công ăn lương, trong khi cán bộ công chức, lương từ 11trđ/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu được nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT lên, sẽ giảm bớt áp lực cho các hộ kinh doanh cá thể.

Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm sẽ phải chịu mức thuế suất từ 1% - 5%/năm tuỳ loại hình dịch vụ hàng hoá kinh doanh.

Các chuyên gia cũng cho rằng, với những bất cập hiện nay, đã đến lúc Bộ Tài chính cần tính toán lại ngưỡng chịu thuế phù hợp hơn.

Bộ Tài chính từng đề xuất nâng ngưỡng doanh thu không chịu thuế từ 100 triệu đồng/năm lên mức 150 triệu đồng/năm, song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, cơ quan, ngưỡng doanh thu chịu thuế này vẫn tương đối thấp. 

Dù ngưỡng doanh thu có thay đổi là bao nhiêu, thì nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần điều chỉnh mức doanh thu hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh phù hợp với mức biến động của giá cả và tình hình sản xuất kinh doanh và cũng tính toán để không ảnh hưởng tới dự toán thu ngân sách nhà nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ngày 12/2, giá vàng miếng và vàng nhẫn SJC đồng loạt giảm. Đặc biệt, giá vàng miếng mua vào được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm sâu. Ở chiều ngược lại, giá USD trong nước bứt phá mạnh.

Ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ quyết định áp thuế bổ sung 25% với nhôm và thép nhập khẩu không miễn trừ, không ngoại lệ, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhôm, thép trong nước đã bày tỏ sự lo lắng.

Diễn biến mới nhất của cổ phiếu nhóm ngành thép được cho là đến từ tác động tâm lý, bởi nhiều nhà đầu tư thậm chí còn chưa kịp phân tích các tác động từ việc áp thuế này.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell ngày 11/2 khẳng định ngân hàng trung ương chưa vội điều chỉnh chính sách cắt giảm lãi suất, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định và thị trường việc làm tăng trưởng mạnh.

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng vọt 30% chỉ trong tháng qua, lượng khí đốt dự trữ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2022.

Trong 5 ngày, từ 9/3 đến 13/3, sẽ diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương của tỉnh Đắk Lắk.