Nắng nóng có thể gây thiệt hại kinh tế nghìn tỷ USD

Các đợt nắng nóng đang xảy ra thường xuyên hơn với cường độ gay gắt hơn, không chỉ đe dọa sức khỏe, tính mạng của hàng triệu lao động, mà còn tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và nông nghiệp. Nắng nóng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Số người nhập viện gia tăng, hoạt động sản xuất trong ngành xây dựng giảm mạnh, sản lượng nông nghiệp giảm và thậm chí gây thiệt hại trực tiếp tới hạ tầng cơ sở.

Sản lượng nông nghiệp giảm do các đợt nắng nóng khắc nghiệt

Khi nắng nóng cực độ, chúng tôi không thể sản xuất được rau quả chất lượng tốt, đó là hậu quả của nắng nóng. Nông dân phải chịu thiệt, giá thấp vì chất lượng kém.

Ông Piling Payuyao (nông dân Philippines).

Khoảng 2,4 tỷ người lao động toàn cầu (tương đương hơn 70% lực lượng lao động) phải làm việc trong nắng nóng vượt ngưỡng chịu đựng.

Khoảng 2,4 tỷ người lao động toàn cầu phải làm việc trong nắng nóng vượt ngưỡng chịu đựng
Mỗi năm có gần 23 triệu trường hợp bị tổn hại sức khỏe và khoảng 19.000 ca tử vong do làm việc trong điều kiện khắc nghiệt này

Mỗi năm có gần 23 triệu trường hợp bị tổn hại sức khỏe và khoảng 19.000 ca tử vong do làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt này. Hơn 26 triệu người sống chung với các bệnh mãn tính liên quan tới các điều kiện nhiệt độ bất lợi ở nơi làm việc.

Khi nắng nóng gay gắt, chúng tôi mất sức, đổ mồ hôi, khó làm việc. Công việc vốn có thể hoàn thành nhanh chóng, nhưng cũng không thể thực hiện được nữa. Đổ mồ hôi nhiều nên chúng tôi nổi mẩn ngứa và đôi khi cảm thấy chóng mặt.

Anh Sudhir Rajbhar (công nhân xây dựng ở Ấn Độ).

Dự báo, đến năm 2030, các đợt nắng nóng có thể làm giảm hơn 2% số giờ lao động trên toàn cầu, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2.400 tỷ USD.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, đến năm 2030, các đợt nắng nóng có thể làm giảm hơn 2% số giờ lao động trên toàn cầu, tương đương với 80 triệu công việc toàn thời gian, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2.400 tỷ USD, cao gấp gần 10 lần so với mức thiệt hại năm 1995.

Trước thực trạng này, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã kêu gọi các quốc gia cần chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với khí hậu cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.

Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.