Nâng phụ cấp cho nhân viên y tế: Đừng chần chừ | Hà Nội tin mỗi chiều
Nghề y là một nghề khó nếu không nói rằng rất khó để bước vào sống với nó. Một nhân viên y tế cho tới một bác sĩ kinh nghiệm là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực dài lâu với rất nhiều thử thách. Đặt sự sống của người bệnh lên trên hết, lương y như từ mẫu,…tất cả là sứ mệnh nhưng cũng là những áp lực cực kỳ kinh khủng mỗi ngày.
Nhưng có một anh nhân viên y tế ở một phòng khám đa khoa tuyến huyện ở quê từng phải gác lại ước mơ của mình chỉ bởi đơn giản là để đảm bảo thu nhập cho chính mình và lo cho tương lai sau này. Tốt nghiệp bằng khá Khoa Vật lý hạt nhân của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thi tuyển vào làm kỹ thuật viên của một phòng khám với bao ước mơ hoài bão nhưng chỉ chưa đầy một năm sau, anh xin nghỉ để làm phục vụ ở một quán pizza trên thành phố. Tới giờ, anh đã có một cửa hàng nhỏ cho riêng mình. Thật dễ hiểu lý do anh từ bỏ bởi với thế hệ 9X, áp lực tuổi 30 không dễ vượt qua.
Thu nhập thấp, áp lực cao là sự thật thấy rõ nhưng không phải ai cũng từ bỏ hoặc dám bỏ công việc mình yêu thích. Đâu đó, người ta có cảm giác cỗ máy y tế vẫn chạy ổn. Có vẻ nhiều người đã dần quen với những vất vả ấy của nhân viên y tế. Và mỗi khi có ai đó nói rằng cần nâng phụ cấp cho họ thì không ít công dân mạng xã hội coi đó như là kiểu làm mình làm mẩy.
Nhưng nếu lại gần một chút, chúng ta sẽ hiểu tại sao tuy kêu như vậy, nhưng cỗ máy y tế vẫn hoạt động đều. Vì cái chính là đại đa số nhân viên y tế không thể bỏ nghề. Ngành y là một ngành đặc thù, đào tạo rất chuyên biệt, chỉ có thể làm việc trong môi trường bệnh viện, rời bệnh viện ra hầu như không làm nghề gì khác. Vì vậy, tuy có không hài lòng với thu nhập hoặc điều kiện làm việc, thì họ cũng chỉ biết kêu thôi, chứ không thể bỏ việc. Nếu họ bỏ việc, thì những kiến thức chuyên môn rất sâu kia sẽ trở thành vô dụng, không thể dùng cho nghề nghiệp khác được. Còn nếu muốn bỏ nghề để học lại một nghề khác thì nhiều khi cũng đã muộn.
Cách đây mấy hôm, Bộ Y tế đang dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Hiện nay, các mức phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và mức hỗ trợ tiền ăn được áp dụng tại Quyết định số 73 năm 2011. Theo Bộ Y tế, các mức này quá thấp và không còn phù hợp với tình hình kinh tế, đời sống hiện nay.
Đề xuất tăng tiền phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch của ngành y là những bước đi đầu tiên, tiến tới việc điều chỉnh mức thu nhập hợp lý cho nhân viên y tế. "Đây là việc làm cần thiết, hướng tới sự công bằng cho y bác sĩ trong bối cảnh giá cả tiêu dùng leo thang, mức phụ cấp theo quy định cũ đã trở nên lạc hậu" – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ như vậy khi biết thông tin tin này.
Trong rất nhiều lý do để chờ đợi dự thảo thông qua, sớm ngày nào hay ngày đó, nguyên Bộ trưởng có dẫn chứng: Tại Việt Nam, năm 2005, Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết rất quan trọng - Nghị quyết 46 về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghề y được xác định "là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt". Nhưng sau gần 20 năm, chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo sự công bằng cho nghề y, chưa nói đến "đãi ngộ đặc biệt".
Trước khi cải cách tiền lương (áp dụng từ 1/7/2024), công chức hưởng lương khởi điểm như nhau. Nếu một người chỉ học bốn năm, thì sau 4 - 5 năm ra trường, người đó đã có thể tăng hai bậc lương. Trong cùng thời gian đó, "bác sĩ tương lai" vẫn đang học. Tức là, vào thời điểm một bác sĩ vừa ra trường, nhận lương khởi điểm, thì một công chức cùng trang lứa ở ngạch khác có thể đã lên hai bậc lương.
Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có nói thêm: "Thực tế đó là một trong những nguồn động lực khiến chúng tôi kiên trì tham mưu để Chính phủ ban hành Quyết định 73, quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Phiên trực 24 giờ, nhân viên y tế nhận được 115 nghìn đồng; mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ mổ chính nhận 280 nghìn - mức dành cho các bệnh viện hạng cao nhất, vào năm 2011. Phụ cấp là một trong ba thành tố cấu thành thu nhập của công chức, bên cạnh lương cơ bản và thưởng. Quyết định được ban hành, tôi xuống tỉnh, xuống huyện, thấy đồng nghiệp phấn khởi lắm, chia sẻ rằng mức phụ cấp không phải là lớn nhưng có ý nghĩa động viên về mặt tinh thần. Nhưng mức phụ cấp này giữ nguyên suốt 13 năm qua, trong khi mức lương cơ sở đã được điều chỉnh thêm 8 lần."
Như vậy, nếu nhìn sâu hơn, mọi người sẽ rất đồng cảm và chia sẻ với những vất vả nhọc nhằn của đội ngũ ngành y. Có lẽ nên hiểu đúng: Phụ cấp phẫu thuật hay tiền trực, trong bối cảnh giá cả leo thang, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không bù đắp nổi công sức của y bác sĩ. Trong một nghiên cứu cuối năm 2021, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam từng đánh giá tiền lương nhân viên ngành y đang ở mức thấp, trung bình 7,36 triệu đồng.
Vậy tại sao dù căng thẳng, áp lực, thu nhập thấp, người ta vẫn đua nhau vào trường y?
Có thể thấy ba lý do: thứ nhất là cơ hội cứu người; thứ hai, đây là loại công việc mang lại kết quả ngay, mà không phải đợi lâu như những ngành nghề khác; lý do thứ ba, là niềm tự hào.
Giá nhà Hà Nội tăng cao không phải do giá đất mới; Dự án NƠXH tại Đông Anh khởi công quý I/2025; Chung cư hạ nhiệt nhưng giá vẫn cao phi lý... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.
Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.
Thời tiết Hà Nội ngày 26/12 vẫn duy trì ấm áp vào ban ngày, rét về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ dao động 21-22 độ, độ ẩm 53-65%, hanh khô đã giảm đi chút ít.
Đoàn viên thanh niên quán triệt định hướng lớn của Đảng; Quận Ba Đình tập trung đổi mới sáng tạo; Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong khám chữa bệnh;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.
Trước khi đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường, tiết trời Hà Nội ngày 26/12 vẫn ấm áp.
Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Một người bình thường có thể không ăn bánh bao, không ăn mì, không ăn xôi, nhưng chắc chắn ai cũng từng ăn phở.
0