Náo nức phiên chợ cuối năm

Trong những ngày cận Tết này không khí tại các chợ truyền thống ở Hà Nội đều trở nên tấp nập, rộn ràng khác hẳn ngày thường. Người bán tất bật phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con, người mua thì cố lựa chọn những mặt hàng đẹp nhất, ưng ý nhất để ngày Tết của gia đình mình thêm đủ đầy, trọn vẹn. Đi chợ phiên Tết trong những ngày này không chỉ là để mua sắm mà còn là cách mọi người tận hưởng bầu không khí hối hả, náo nức, đầy thân thuộc trước khi bước sang một năm mới.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Ở ngoại thành Hà Nội, những phiên chợ hàng chục năm nay vẫn giữ được những nét độc đáo, mang đặc trưng riêng có của chợ phiên đồng bằng Bắc Bộ. Diễn ra đều đặn vào các tháng trong năm, nhưng chỉ có phiên chợ họp vào những ngày gần Tết Nguyên đán mới có không khí thật đặc biệt với những người dân trong vùng.

Sớm tinh mơ, những người dân quanh vùng đã đến chợ phiên Thanh Mai để trao đổi hàng hóa. Chợ thường họp 12 phiên/tháng vào các ngày có số đuôi 2, 3, 5, 7 âm lịch, nhưng phiên chợ lớn nhất vẫn là phiên chợ cuối năm. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân ăn Tết đều có ở đây.

Bà Phạm Thị Lĩnh đã bán lá dong ở chợ Thanh Mai hàng chục năm, và chưa phiên chợ Tết nào bà vắng mặt kể từ khi bắt đầu ra chợ bán. "Năm nay vì có trận bão lớn nên lá dong không được mùa, nhưng được giá", bà Lĩnh cho biết.

Sáng sớm ở ngoại thành, thời tiết có phần giá lạnh hơn các thời điểm khác trong ngày. Thế nhưng bà Nguyễn Thị Lan vẫn dậy thật sớm để đi chợ phiên mua đồ chuẩn bị cho ngày Tết. Bà Lan chia sẻ: "Chợ Tết Thanh Mai chuyên bán các sản phẩm của nông dân ở các huyện lân cận. Chợ phiên cuối năm chẳng thiếu mặt hàng gì. Từ những nguyên liệu làm món ăn ngày Tết cho đến các đặc sản của địa phương, tất cả đều được người dân mang đến chợ bán từ sáng sớm".

Gắn bó với công việc bán chiếu nhiều năm, phiên chợ cuối năm cũng là dịp để những người bán chiếu như chị Nguyễn Thị Lệ có cơ hội đắt khách, bởi nhu cầu thay chiếu mới mỗi khi năm hết Tết đến của người dân khá cao.

7 giờ sáng, không khí chợ Thanh Mai đã sôi động hơn. Dù các sản phẩm nông sản có thể tìm thấy ở vườn nhà, nhưng người dân vẫn thích chờ đến chợ phiên mới đem đi bán. Từ những nải chuối quê dâng cúng tổ tiên đến những thẻ hương, vàng mã cúng giao thừa; những buồng cau trong vườn nhà, đến những ống giang được mua về để chẻ lạt gói bánh chưng. Chẳng thiếu gì ở phiên chợ quê mộc mạc này.

Năm nay, dù đào quất không được mùa bởi bão lũ tàn phá, nhưng Tết đến vẫn có nhiều sự lựa chọn cây cảnh cho người dân.

Trong cái rét ngọt của buổi sáng mùa đông, dù vẫn còn công việc bộn bề, nhưng nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội vẫn dậy thật sớm đi chợ phiên, một nét sinh hoạt truyền thống vẫn luôn được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.