NATO đình chỉ hiệp ước an ninh quan trọng với Nga

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 7/11 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ một hiệp ước an ninh quan trọng thời Chiến tranh Lạnh để đáp trả việc Nga rút khỏi thỏa thuận trước đó. Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt căng thẳng leo thang giữa Nga và NATO sau khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

binh sỹ NATO

Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), được ký năm 1990 và được phê chuẩn hai năm sau đó, nhằm ngăn chặn các đối thủ trong Chiến tranh Lạnh xây dựng lực lượng và thiết bị quân sự gần biên giới chung.

Trước đó, Nga đã đình chỉ tham gia hiệp ước vào năm 2007 và tuyên bố ý định rút hoàn toàn vào năm 2015. Việc Nga rời khỏi thỏa thuận đã được hoàn tất trước đó vào ngày 7/11.

Tại sao NATO đình chỉ hiệp ước?

Trong một tuyên bố, NATO nói rằng "việc các quốc gia đồng minh tuân thủ Hiệp ước, trong khi Nga thì không, sẽ không bền vững". Liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương cũng cho biết thêm, các thành viên NATO sẽ ngừng tham gia hiệp ước “trong thời gian cần thiết”.

Hầu hết trong số 31 thành viên của NATO đã ký CFE. Cũng theo tuyên bố của NATO, hành động quân sự của Nga ở Ukraine và cuộc xung đột đang diễn ra ở nước này “đi ngược lại với các mục tiêu của Hiệp ước”.

Mặc dù Ukraine vẫn chưa phải là thành viên của NATO, nhưng một số quốc gia láng giềng đã tham gia liên minh quân sự, bao gồm Ba Lan, Romania, Hungary và Slovakia.

Tuyên bố của NATO cũng khẳng định, các thành viên của tổ chức này vẫn cam kết “giảm thiểu rủi ro quân sự và ngăn chặn những hiểu lầm và xung đột”.

Nga đã phản ứng thế nào?

Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo thủ tục chính thức rút khỏi CFE đã hoàn tất.

“Kể từ 00h00 ngày 7/11/2023, thủ tục đưa nước Nga rút khỏi CFE, mà chúng tôi đình chỉ vào năm 2007, đã hoàn tất. Như vậy, văn bản pháp lý quốc tế cuối cùng đã đi vào lịch sử đối với chúng tôi”, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Nga cho rằng hành động của Mỹ cũng như nỗ lực mở rộng thành viên NATO là nguyên nhân khiến Moscow rời khỏi thỏa thuận. Theo Bộ Ngoại giao Nga, “Hiệp ước CFE ở dạng ban đầu đã không còn phù hợp với thực tế”. Vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh bác bỏ hiệp ước này.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến quan hệ giữa Mỹ và Nga rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh./.

(Nguồn: AP, Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 2/5, cử tri tại hai vùng của Vương quốc Anh gồm England và xứ Wales đã tham gia cuộc bầu cử địa phương để bầu chọn những người đảm nhiệm chức danh thị trưởng, ủy viên hội đồng và cảnh sát trưởng tại khu vực.

Bình luận về hội nghị hòa bình về Ukraine sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ trong thời gian tới, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định các cuộc đàm phán về xung đột Ukraine mà không có sự tham gia của Nga sẽ không đạt được kết quả.

Chính quyền thủ đô Manila của Philippines đã triển khai những phòng tắm di động để giúp người dân chống chọi với cái nóng gay gắt như thiêu như đốt.

Hãng công nghệ Ehang (Trung Quốc) mới đây đã được cấp phép sản xuất máy bay chở khách không người lái chạy bằng điện (eVTOL). Đây là chứng chỉ sản xuất đầu tiên trên thế giới cấp cho ngành eVTOL toàn cầu, đánh dấu cột mốc hướng tới sản xuất hàng loạt máy bay eVTOL dành cho hoạt động thương mại trong tương lai gần.

Những ngày này, tại dãy Alps, Italy đang diễn ra lễ hội trình diễn ánh sáng thu hút đông đảo khách du lịch. Với mục đích nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sống, chủ đề lễ hội trình diễn ánh sáng năm nay là hiện tượng sông băng tan chảy.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển và chưa được chuẩn bị để bảo đảm phúc lợi cho dân số đang già hóa nhanh - đây là nhận định được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong báo cáo vừa được công bố tại Hội nghị thường niên lần thứ 57 của ngân hàng này ở Gruzia.