NATO không thể giấu sự hiện diện ở Ukraine
NATO đã cung cấp các gói viện trợ quân sự trị giá hàng chục tỷ USD cho Ukraine trong hơn hai năm xung đột với Nga. Tuy nhiên, liên minh này và các quốc gia thành viên riêng lẻ đã khẳng định rõ rằng NATO không tiến hành chiến tranh trực tiếp với Nga.
Theo Điều 5 của hiệp ước đồng minh, một cuộc tấn công vào một thành viên NATO được coi là tấn công vào cả tập thể. Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự này.
Vào cuối tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng phương Tây đưa quân đến chiến đấu ở Ukraine. Các nước phương Tây ủng hộ Kiev từ lâu đã phản đối ý tưởng này, bởi điều đó có nghĩa là cuộc chiến sẽ mở rộng ra ngoài biên giới Ukraine.
Một số quốc gia NATO nằm trên Biển Baltic, bao gồm Latvia, Estonia và Litva, cũng giáp với vùng đất Kaliningrad của Nga. Thụy Điển cũng nằm trên biển Baltic và trở thành thành viên mới nhất của NATO vào cuối tuần trước.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski phát biểu trong cuộc thảo luận tại sự kiện kỷ niệm 25 năm nước này gia nhập liên minh quân sự rằng một số nước NATO đã gửi quân đội của họ tới Ukraine. Bài phát biểu này được phát sóng trên kênh YouTube Sejm RP. Ông Sikorski nói thêm rằng ông sẽ không tiết lộ quốc gia nào đã gửi quân đội của họ đến đó.
Trước đó, nhà ngoại giao Sikorski nói rằng sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine "không phải là không thể tưởng tượng được", đồng thời đánh giá cao sáng kiến của Tổng thống Pháp Macron về khả năng đưa quân phương Tây tới Ukraine. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng bày tỏ quan điểm Warsaw cần xây dựng một sân bay lớn để vận chuyển quân NATO.
Bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski về sự hiện diện của binh lính các nước NATO ở Ukraine, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với Sputnik: “Họ không thể giấu được nữa”.
Đồng thời, chính quyền nhiều nước châu Âu tuyên bố không hề có chuyện bàn về việc chuyển quân sang Ukraine. Đặc biệt, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius nhấn mạnh rằng Đức sẽ không điều quân nhân tới đây. Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ Đức còn nói rõ rằng các nước NATO nói chung sẽ không làm điều này.
Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crosetto cũng nói rằng Pháp và Ba Lan không có quyền lên tiếng thay mặt NATO và sự can thiệp của đồng minh này vào cuộc xung đột sẽ "cắt đứt con đường ngoại giao".
Trong thông điệp liên bang trước Quốc hội Liên bang Nga vào cuối tháng 2, Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng hậu quả của việc NATO can thiệp vào Ukraine sẽ là bi kịch đối với những binh lính đã được triển khai liên minh.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
0