NATO lên kế hoạch viện trợ dài hạn cho Ukraine

Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 4/4 đã nhóm họp tại Brussels nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập khối liên minh quân sự này. Trong khuôn khổ cuộc họp, các Ngoại trưởng nhất trí khởi động kế hoạch hỗ trợ quân sự lâu dài cho Ukraine nhưng đề xuất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg về việc thực hiện điều đó thông qua một quỹ trị giá 100 tỷ euro (107 tỷ USD) trong thời hạn 5 năm đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói: “Chúng ta cần thay đổi động lực hỗ trợ của mình. Chúng ta phải đảm bảo sự hỗ trợ an ninh đáng tin cậy và có thể dự đoán được cho Ukraine trong thời gian dài... cần bớt đi những lời đề nghị ngắn hạn và tăng thêm những cam kết có thời hạn nhiều năm.”

Ngoại trưởng các nước thành viên NATO nhóm họp tại Brussels, Bỉ, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh

Theo đề xuất của ông Stoltenberg, NATO sẽ giữ vai trò trực tiếp hơn trong việc điều phối việc cung cấp vũ khí, đạn dược và thiết bị cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Ngoài ra, NATO cũng sẽ tiếp quản công việc từng được nhóm Ramstein - liên minh đặc biệt do Mỹ dẫn đầu - đảm trách. Theo các nhà ngoại giao, động thái này nhằm đề phòng bất kỳ sự cắt giảm hỗ trợ nào của Mỹ nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 7 tới. Các quyết định của NATO đòi hỏi sự đồng thuận giữa 32 thành viên.

Cho đến nay, NATO với tư cách một liên minh quân sự mới chỉ tập trung gửi viện trợ phi sát thương cho Ukraine vì lo ngại rằng việc giữ một vai trò trực tiếp hơn có thể làm leo thang căng thẳng với Nga, trong khi các thành viên của tổ chức này đã viện trợ số vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Kiev trên cơ sở song phương.

Hiện các nước thành viên NATO vẫn tổn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến kế hoạch của ông Stoltenberg.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không ủng hộ bất kỳ đề xuất nào của NATO có thể kéo liên minh đến gần chiến tranh hơn hoặc chuyển liên minh này từ phòng thủ sang tấn công”.

Về phần mình, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết việc có một khuôn khổ NATO mạnh mẽ hơn sẽ không làm thay đổi bản chất phòng thủ của liên minh, đồng thời ông tin tưởng rằng những lo ngại của Hungary có thể được giải quyết trong những tuần tới.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cho biết ông và những người đồng cấp khác tại cuộc họp đã cảnh báo về sự trùng lặp giữa viện trợ song phương, của Liên minh châu Âu và NATO cho Ukraine.

Còn Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thì cho rằng sẽ không dễ để xây dựng một kế hoạch chi tiết. Ông nói: “Chúng ta cần xem nó sẽ hoạt động như thế nào đối với từng quốc gia, bao nhiêu phần trăm”.

“Chúng tôi cần cơ sở pháp lý, đó là một đề xuất chắc chắn hấp dẫn và thú vị, nhưng ngay cả trước khi hứa hẹn với Ukraine một con số chính xác, tốt nhất là nên đánh giá, nghiên cứu và hiểu cách thức, thời điểm và những gì có thể làm, ai phải làm gì.”

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhận định đây là một kế hoạch “đúng đắn và quan trọng”. Ngoại trưởng Latvia Krisjanis Karins cũng hoan nghênh điều này, cho rằng mức đóng góp có thể là một phần trăm GDP của mỗi nước thành viên.

Trong khi đó, Nga cho biết NATO đã quay trở lại tư duy Chiến tranh Lạnh khi liên minh này kỷ niệm 75 năm thành lập vào tuần này.

NATO từng khẳng định Ukraine không thể trở thành viên NATO khi đang có chiến tranh với Nga nhưng có thể kết nạp Kiev vào một thời điểm nào đó./.

(Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tàu MT Terra Nova treo cờ Philippines đã bị lật úp và chìm ở Vịnh Manila, cách khu đô thị Limay ở tỉnh Bataan gần thủ đô Manila khoảng 7 km vào sáng 25/7. Vụ chìm tàu đã gây ra một vệt dầu loang dài khoảng 3,7 km trên tuyến đường biển đông đúc này.

OpenAI vừa công bố công cụ tìm kiếm mới có tên là SearchGPT. Công cụ tìm kiếm này nhằm mục đích cung cấp cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, kịp thời và trực quan với các nguồn rõ ràng.

Theo hãng tin RIA Novosti, các tàu chiến từ Hạm đội Baltic của Nga sẽ có chuyến thăm cảng Havana, Cuba, từ ngày 27/7 đến 30/7. Đây là chuyến thăm Cuba thứ hai của các tàu chiến Nga trong năm nay.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết bà sẵn sàng thay Tổng thống Joe Biden tranh luận với cựu Tổng thống Donald Trump theo lịch trình có sẵn, nhưng ứng cử viên Đảng Cộng hòa chưa đồng ý.

Các máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc đã tiến hành tuần tra chung gần bang Alaska của Mỹ. Bộ Quốc phòng Nga cho biết các máy bay này không vi phạm không phận của các quốc gia khác.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các quốc gia giải quyết tình trạng nắng nóng khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra, vài ngày sau khi thế giới ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử.