NATO yêu cầu Ukraine huy động thêm quân
Ông Bauer, người đứng đầu lực lượng vũ trang Hà Lan từ năm 2017 đến năm 2021, đã đưa ra nhận xét này tại phiên khai mạc Diễn đàn An ninh Kiev, do cựu Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk tổ chức hàng năm.
“Thật không may, bạn không chỉ cần lựu đạn, xe tăng và xe bọc thép mới, mà còn cần binh lính mới để bù đắp cho những người đã tử trận và bị thương. Và sau đó bạn nói về việc huy động, rồi bạn nói về việc bắt buộc”, ông Bauer nói với khán giả.
Ông Bauer nói thêm rằng, trong khi phương Tây có thể cung cấp tiền và đạn dược thì Ukraine phải cung cấp nhân lực.
Chính phủ Ukraine cho biết chỉ có 31.000 quân nhân nước này thiệt mạng trong hai năm qua. Tuy nhiên, những ước tính không chính thức cho thấy con số cao hơn gấp nhiều lần. Theo truyền thông phương Tây, các đơn vị tiền tuyến của Kiev đang hoạt động chỉ với 1/3 lực lượng tính đến đầu tháng trước.
Từ tháng 12 năm ngoái, đã có cuộc thảo luận ở Kiev về việc cần bổ sung thêm 500.000 lính nghĩa vụ mới cho các lữ đoàn tiền tuyến và thành lập các lữ đoàn mới. Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky sau đó cho rằng không cần huy động quá nhiều người như vậy. Quốc hội Ukraina đến nay vẫn chưa bỏ phiếu về việc sửa đổi luật huy động, điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt.
Ukraine cũng đã sử dụng phần lớn vũ khí đạn dược, và hiện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ và các đồng minh về hậu cần. Phát biểu ngày 21/3, ông Bauer thừa nhận rằng NATO vẫn chưa sản xuất đủ vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Ông ủng hộ cách tiếp cận như đã được áp dụng trong quá trình sản xuất vắc xin và đại dịch Covid-19, cho rằng toàn bộ xã hội sẽ cần phải hy sinh.
“Những người bi quan không thắng được cuộc chiến”. “Và nếu bạn nhìn vào thực tế: có mọi lý do để tin tưởng vào khả năng đạt được thành công của Ukraine”, ông Bauer nói.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã kiểm soát Tonenkoye, một ngôi làng ở Donbass, nơi giao tranh khốc liệt đã xảy ra trong vài tuần qua. Sau khi Avdiivka thất thủ hồi giữa tháng 2, quân đội Ukraine tuyên bố đã thiết lập các vị trí phòng thủ kiên cố dọc theo phòng tuyến Orlovka-Tonenkoye-Berdychi. Việc phòng thủ chủ yếu dựa vào hệ thống ao hồ, kênh rạch trải dọc 3 ngôi làng.
Theo quân đội Nga, các cuộc phản công thất bại của Ukraine trong thời gian qua đã khiến Kiev mất tới 400 người mỗi ngày cùng nhiều xe thiết giáp do phương Tây cung cấp, trong đó có xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất./.
(Theo RT)
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
0