Nên làm gì để tránh nhiễm bệnh khi trời nồm ẩm

Trời nồm ẩm gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tạo môi trường thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ và người già, có hệ miễn dịch yếu, sức chống chịu với virus, vi khuẩn kém. Vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và có một chế độ tập luyện phù hợp.

Những ngày này, thời tiết Hà Nội và một số khu vực miền Bắc rơi vào tình trạng mưa phùn, ẩm ướt. Hình thái thời tiết nồm ẩm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Vậy, cách nào để phòng bệnh trong điều kiện thời tiết như hiện nay?

Trời nồm ẩm dễ bùng phát bệnh hô hấp, dị ứng

Độ ẩm cao khiến virus, vi khuẩn phát triển mạnh, nhiều bệnh đường hô hấp như viêm đau họng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn có nguy cơ bùng phát ở trẻ em, người lớn. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, thời tiết nồm ẩm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước khắp nơi trong nhà, đặc biệt là trên sàn, thảm, kính cửa sổ, khiến nấm mốc và các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh.

Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi trời nồm ẩm.

"Trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người có bệnh nền là những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm", bác sĩ Ngân nhấn mạnh. Các bệnh đường hô hấp dễ mắc thời điểm này gồm viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, khởi phát cơn hen cấp. Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh tim mạch cũng dễ khởi phát triệu chứng.

Do tác động của không khí lạnh ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản dễ mẩn ngứa và lên cơn hen bùng phát. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, thực phẩm, thức ăn không bảo quản đúng cách cũng dễ bị ôi thiu. Khi trẻ ăn phải những thực phẩm này sẽ gặp các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy...

Tăng cường sức đề kháng

Ngoài các biện pháp làm giảm độ ẩm trong không khí như đóng kín cửa dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa hai chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô… thì tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Để tăng cường sức đề kháng tốt nhất bạn nên thay đổi thực đơn trong các bữa ăn hằng ngày thật khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì tăng chất đạm, chất béo.

Ngoài ra, bổ sung nước uống mỗi ngày cũng là cách để tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ bị mất nước. Sinh hoạt hằng ngày nên ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya gây mệt mỏi, tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển. Cùng với đó nên duy trì chế độ tập thể dục, thể thao hằng ngày.

Một số lưu ý khi trời nồm ẩm

- Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân: Quần áo khó khô hẳn khi độ ẩm quá cao nên nếu có thể, bạn hãy dùng máy sấy, bàn là ủi đồ trước khi mặc, tránh các nấm mốc, các bệnh ngoài da.

- Giữ vệ sinh môi trường sống: Làm sạch và thông thoáng không gian trong nhà, không hút thuốc lá. Làm khô không gian sống bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, không phơi quần áo ướt trong nhà, dùng khăn khô để lau sàn.

Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

- Chế độ tập luyện: Ngoài đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn nên duy trì việc luyện tập thể dục (có thể thực hiện trong nhà nếu ngoài trời mưa) để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Những người có bệnh mạn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc và các biện pháp kiểm soát bệnh tốt, không để yếu tố môi trường kích thích bệnh phát tác. Khi thấy có các biểu hiện bất thường, cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời./.

 (Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.