Nên quy định thời hạn cấp sổ đỏ với đất đấu giá
Vì không có quy định cụ thể thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), dẫn đến một số địa phương còn chậm trễ trong việc cấp GCNQSDĐ cho đất đấu giá.
Cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở tại bốn xã Tri Thủy, Văn Hoàng, Vân Từ, Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vào giữa tháng 5 vừa qua, tại Điều 18 trong các Quyết định Phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở đều quy định trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá, người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá thì sẽ bị UBND huyện ban hành quyết định hủy kết quả và không được trả lại khoản tiền đặt trước (tương đương 20% giá trị thửa đất). Tuy nhiên tại Điều 19 quyết định này chỉ quy định sau khi người trúng đấu giá nộp đủ tiền, cơ quan chức năng có trách nhiệm gửi hồ sơ đến phòng TNMT để được hướng dẫn cấp GCNQSDĐ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có thời hạn cụ thể về thời gian.
Không chỉ ở huyện Phú Xuyên mà hiện tại trong tất cả các quyết định về phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở các quận, huyện khác của Hà Nội cũng đều không quy định về thời hạn cụ thể GCNQSDĐ cho người trúng đấu giá. Điều này dẫn đến một số địa phương rất chậm trễ trong việc cấp loại giấy tờ này cho người trúng đấu giá.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng tham gia đấu giá đất tại Hà Nội và các tỉnh khác, thời gian mà các quận, huyện của Hà Nội cấp sổ đỏ cho khách hàng trúng đấu giá sau khi khách hàng đã nộp đủ tiền là không giống nhau, có nơi nhanh, nơi chậm. Đặc biệt, so với các tỉnh khác, thời gian ra sổ của Hà Nội cho khách hàng cũng chậm hơn.
Đất đấu giá có pháp lý rõ ràng, mọi giấy tờ của thửa đất đầy đủ, quy trình cấp GCNQSDĐ lần đầu cũng có thời hạn cụ thể, do đó nhiều ý kiến cho rằng không khó để bổ sung thời hạn cấp GCNQSDĐ vào quy chế đấu giá quyền sử dụng đất ở. Điều này giúp tăng thêm niềm tin, thu hút khách hàng tham gia đấu giá đất.
Đấu giá đất là nguồn thu quan trọng giúp thành phố có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội. Do đó nhiều chuyên gia cho rằng các địa phương tổ chức đấu giá đất nên có điều khoản cam kết về thời gian cấp GCNQSDĐ khi đã nộp đủ tiền để khách hàng tham gia đấu giá yên tâm, đồng thời có kế hoạch cụ thể cho mảnh đất đã trúng đấu giá.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức đã quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản. Nhiều khuyến nghị, thảo luận chuyên sâu đã được đưa ra tại diễn đàn nhăm ngăn chặn tình trạng thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường, trong đó có đề xuất thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ.
Sau hơn ba tháng tạm dừng để rà soát, đất đấu giá tại huyện Thanh Oai lại tiếp tục nóng khi 25 lô đất tại xã Đỗ Động được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm thấp, chỉ từ 5,3 triệu đồng/1m², nhưng mức trúng lại cao hơn nhiều so với mặt bằng khu vực.
Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.
Liên quan đến giá đất thương mại, theo nhiều doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn Luật đất đai đã xác định giá đất bằng cách sử dụng giá đất ở cùng khu vực, vị trí nhân với 70-80%. Điều này dẫn đến giá đất thương mại có mức cao, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi Dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.
Ngày 11/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ứng Hoà (Hà Nội) tiếp tục đấu giá 61 thửa đất ở khu LK01 thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt. Các thửa đất có giá trúng khá cao so với mặt bằng trong khu vực.
0