Nếp sinh hoạt truyền thống trong những căn nhà cổ

Giữa cuộc sống hiện đại, sôi động, trong những ngôi nhà cổ đến cả trăm năm tuổi ở Hà Nội, vẫn có những người dân gìn giữ nếp sinh hoạt truyền thống của ông bà, tổ tiên để lại, cho dù thời cuộc có đổi thay.

Gia đình ông Toại đã trải qua 8 đời làm thuốc cam nổi tiếng trên phố Hàng Bạc.
Sáng sớm nào ông bà cũng cùng nhau dọn dẹp kho dược liệu và chế biến những vị thuốc gia truyền trong căn nhà cổ gần trăm năm tuổi do các cụ để lại.
Trong ngôi nhà vẫn còn bày biện những đồ vật có tuổi đời đến cả thế kỷ.
Ông Toại và vợ hàng ngày vẫn làm thuốc và tâm sự mọi chuyện từ nhà ra phố.
Cuộc sống trên khu phố cổ là sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa ồn ào và tĩnh lặng.
Ông Giao là chủ của ngôi nhà vườn được xây dựng từ năm 1945.
Sống giữa phố cổ đắt đỏ nhất Thủ đô, nhưng gia đình ông vẫn lưu giữ gian nhà cổ để tưởng nhớ tổ tiên và khu vườn xanh mát để con cháu có nơi đoàn tụ.
Khu vườn cũng là nơi tâm sự, hàn huyên của ông Giao và ông Toại.
Nếp sống trong ngôi nhà cổ vẫn được lưu giữ như một nét đẹp văn hoá của người Hà Nội dù cuộc sống có nhiều đổi thay.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.