Nét đẹp ở vùng quê ngoại thành Hà Nội

Gần đây thôn Đại Tự thuộc xã Kim Chung huyện Hoài Đức, trở nên sạch sẽ và đẹp mắt , bởi có sự quan tâm và gìn giữ cảnh quan môi trường sống, tôn tạo di tích văn hóa gắn với việc xây dựng nếp sống văn hóa của cư dân. Nên nhiều địa điểm công cộng ở đây, như một không gian văn hóa nghệ thuật độc đáo, thuần khiết nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng cho một vùng quê.

Là một người con xa xứ, khi trở về quê nhà, anh Đinh Văn Hạnh ở thôn Đại Tự, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức  không khỏi xúc động và tự hào trước sự đổi thay của quê hương mình.

Nét đẹp ở vùng quê ngoại thành Hà Nội

Anh Đinh Văn Hạnh, Đại Tự, Kim Chung chia sẻ, cảnh quan của quê hương ngày càng tươi đẹp hơn và cơ sở vật chất, nhà cửa ngày càng khang trang và hiện đại tôi rất tự hào vì là người con Đại Tự

Quê hương ngày càng đổi thay, và mỗi người dân là một mắt xích quan trọng, đóng góp vào sự phát triển tươi đẹp của làng quê. Họ đoàn kết sửa sang đình, chùa, cùng nhau quét dọn đường làng, ngõ xóm, duy trì cảnh quan quê hương ngày càng sạch đẹp. Bà Nguyễn Thị Chỉnh và các chị em hội phụ nữ đã xây dựng nhà xin rác, với hy vọng làm cho quê hương trở nên ngày càng văn minh hơn.

Cảnh quan của quê hương ngày càng tươi đẹp hơn

Bà Nguyễn Thị Chỉnh, Đại Tự, Kim Chung, Hoài Đức cho hay, ngày xưa đường đi lầy lội, ô nhiễm môi trường, rác thải bừa bãi thế nhưng ngày nay thì đổi mới hơn nhiều, người dân nhận thức được công tác vệ sinh môi trường là quan trọng, sức khoẻ là chủ yếu nên đường đi thì xây dựng khang trang, trang trí đường làng ngõ xóm trồng vườn hoa cây xanh cảnh quan rất là đẹp so hơn xưa rất nhiều.

Từ cổng làng được xây dựng từ năm 1929 cổ kính, biểu tượng của một vùng quê trù phú xa xưa. Đến những tuyến đường làng sạch đẹp và những ngôi nhà hiện đại có sự kết hợp tinh tế. Cuộc sống thú vị hơn với những con ngõ trang trí bằng tranh bích hoạ và cây cảnh, mọi người tích cực chung tay bảo vệ môi trường sống, tạo không gian xanh và sân chơi sáng tạo cho mọi người và trẻ em.

cổng làng được xây dựng từ năm 1929 cổ kính, biểu tượng của một vùng quê trù phú xa xưa.

Vùng quê này còn tự hào có Đình Đại Tự, mới được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật, là điểm nhấn với kiến trúc độc đáo của thế kỷ 19.

Cụ Từ - Người trông coi Đình làng Đại Tự cho hay, vừa qua được Đảng và nhà nước cũng như các cấp lãnh đạo cho phép trùng lại ngôi đình rất là khang trang, lộng lẫy. Được sự quan tâm của chính quyền, địa phương sẽ cố gắng duy trì cảnh quan của đình được bền vững mãi mãi.

Ông Nguyễn Văn Điền, người con quê hương cho biết, rất là vinh dự được sinh ra và lớn lên ở thôn Đại tự...

Ngôi đình Đại Tự, không gian sống văn hóa, người dân đang giữ gìn và tôn vinh di sản

Và những người con lập nghiệp ở xa quê như anh Hạnh luôn tự hào và mong muốn mời bạn bè, du khách đến tham quan và chứng kiến quê hương mình ngày càng đẹp, văn minh, hiện đại

Anh Đinh Văn Hạnh, Đại Tự, Kim Chung chia sẻ, rất mong muốn được thấy quê hương mình ngày càng giầu đẹp, muốn du khách đến đây tham quan …

Cộng đồng dân cư ở thôn văn hóa Đại Tự rất tự hào và đồng lòng bảo tồn giữ giá trị văn hóa và kiến trúc truyền thống. Thông qua việc duy trì những hoạt động truyền thống và giữ gìn biểu tượng văn hóa như ngôi đình Đại Tự, họ đã tạo ra một không gian sống văn hóa, nơi mà mọi người đang giữ gìn và tôn vinh di sản văn hóa,  tạo ra giá trị trường tồn và được kế thừa qua thế hệ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Ở Hà Nội có một con phố nổi tiếng với nghề đóng khung tranh, đó là phố Nguyễn Thái Học. Tại đây luôn có đến hàng trăm xưởng sản xuất, chế tác và cửa hàng bán khung tranh các loại. Do nhu cầu chơi tranh và làm đẹp cho những bức tranh của người Hà Nội ngày càng nhiều và cầu kỳ nên những người thợ làm khung tranh nơi đây luôn làm không hết việc.

Với những người cao tuổi, uống bia hơi chính là một phần của nhịp sống chỉ có ở Hà Nội, nơi mà việc thưởng thức bia hơi không chỉ là một thói quen, mà còn là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Tiện lợi, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng,… đó chính là lý do khiến cho những cửa hàng gội đầu bình dân trong các khu dân cư đông đúc hiếm khi vắng khách.

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Về quê vào kỳ nghỉ hè, trẻ em hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm những trò chơi tuổi thơ và có thời gian sống cùng ông bà, họ hàng.