Nét văn hoá đặc sắc của người Dao Ba Vì

Ngoài Tết Nguyên đán, người Dao quần chẹt trên núi Ba Vì còn có một cái Tết cổ truyền rất quan trọng được tổ chức vào dịp cuối năm âm lịch gọi là Tết Nhảy. Gọi là Tết nhưng thực chất đây là một lễ cúng lớn của một gia đình dưới sự chứng kiến của người trong họ hàng và bản làng liên tục trong 3 ngày 3 đêm.

Năm nay đến niên hạn gia đình ông Lăng Văn Hà, ở xã Ba Vì huyện Ba Vì tổ chức tết nhảy. Đây là một nghi lễ cổ truyền của người dao, cúng khao ông bà tổ tiên, những người đã khuất trong dòng tộc. Trước kia, mỗi khi tới niên hạn tổ chức, thường sẽ phải làm liên tục trong 3 năm.

Trong các nghi lễ thờ cúng của người Dao, cần có đủ bộ tranh 22 bức treo lên tường suốt thời gian diễn ra nghi lễ. Tranh thờ vẽ những vị thần trên trên trời, dưới đất.

Tết Nhảy - Nét văn hoá đặc sắc của người Dao Ba Vì

Tranh phải thuê thầy vẽ, chia làm ba lần mua theo đúng trình tự. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện đăng cai tổ chức tết nhảy, ngoài chuẩn bị đồ thờ công phu, còn khao đãi dân làng ăn cỗ.

Trong suốt ba ngày, trai đinh trong bản thay nhau nhảy các điệu múa chuông, múa gậy, múa rìu trước bàn thờ để tạ ơn thần linh và tổ tiên.

Món ăn trong ngày tết của người Dao

Các bài nhảy tái hiện lại lịch sử và cuộc sống của người Dao ở Việt Nam. Các Thầy cũng thay nhau đọc các bài cúng cổ để trai đinh nhảy liên tục trong 4 tiếng. 

Cứ 4 tiếng, chủ nhà lại khao cỗ dân làng, sau đó chuyển điệu nhảy mới. Tiếng nhạc, tiếng thanh la, kèn trống hòa quyện tạo nên không khí vui nhộn kéo dài trong suốt những ngày diễn ra Tết Nhảy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.