Nét văn hóa đặc sắc tại Lễ hội làng Triều Khúc

Diễn ra từ ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, hội làng Triều Khúc không chỉ giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống mà còn mang trong mình cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hội làng Triều Khúc diễn ra theo định kỳ ba năm một lần. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 9 - 12 tháng Giêng âm lịch. Lễ chính được diễn ra vào ngày mùng 10, là phục dựng lại nghi lễ lên ngôi của Phùng Hưng. Sử sách xưa ghi lại, Phùng Hưng thắng giặc, sau đó lên ngôi Vua, tự xưng là Bố Cái Đại Vương. Sau khi ông mất, dân làng đã lập nên Đền thờ, suy tôn ông làm Thành hoàng.

Ông Đặng Ngọc Quyền – Chủ tịch UBND Xã Tân Triều – Huyện Thanh Trì chia sẻ: "Đây là năm đầu tiên sau khi lễ hội làng chúng tôi được công nhận là Di sản Quốc gia, nghi lễ được làm theo truyền thống, bên cạnh đó còn có phần hội."

Ở phần hội, người dân làng sẽ ăn mặc theo đúng nghi thức quần lụa, áo gấm, hài thêu hoa văn. Thanh niên chưa vợ, khiêng kiệu và nghi trượng che lọng tía, lọng vàng. Ngoài ra còn các tiết mục như múa rồng, múa lân, múa bồng, múa sênh tiền, múa chạy cờ... Đáng chú ý là điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Đây là điệu múa có tính ước lệ cao, được các nam thanh niên của làng đóng giả nữ biểu diễn.

Điệu múa “con đĩ đánh bồng” được các nam thanh niên của làng đóng giả nữ biểu diễn.

Anh Cao Xuân Tiến – Xã Triều Khúc cho biết: "Tôi rất ấn tượng với các hoạt động do thanh niên, trai tráng trong làng tổ chức, nhất là điệu múa con đĩ đánh bồng. Tôi rất vui vì được du khách Thủ đô và nước ngoài quan tâm."

Hội làng Triều Khúc không chỉ giữ được nét nguyên sơ của lễ hội truyền thống mà còn mang trong mình cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.