Nét văn hóa Tết truyền thống trong điện ảnh

Phim Tết luôn là sản phẩm văn hóa được khán giả mong chờ mỗi dịp năm mới. Trong đó việc sử dụng bối cảnh xưa cũ, chất liệu hoài cổ đang trở nên phổ biến trong phần lớn phim Việt chiếu Tết năm 2024. Với khán giả, mỗi mùa phim Tết về là một mùa mong muốn sum vầy, đoàn tụ để cùng thưởng thức những câu chuyện vui vẻ, ấm áp, nhân văn. Đây cũng là động lực để giới điện ảnh đầu tư, sáng tạo.

Năm nay, các phim thiên về đề tài hiện đại, có nhiều màu sắc nhưng vẫn mang nét chung là sự ấm áp, truyền tải thông điệp về văn hóa, sự gắn kết, yêu thương.

Trái với sự vui tươi, đoàn tụ thường thấy trong phim Tết, series phim "Tết ở làng địa ngục" lại lôi cuốn khán giả với màu sắc ma mị. Phim đã tái hiện khung cảnh đón Tết của người vùng cao xen lẫn những tình tiết giật gân, kinh dị. Văn hóa dân gian Việt Nam thấm đẫm trong từng bối cảnh cũng như trang phục, được coi là thuần Việt hoàn toàn, từ khăn vấn tóc, nón, váy đụp, quần áo nam giới mặc dù cũng có những sáng tạo nhất định do không phụ thuộc vào một dữ kiện lịch sử cụ thể nào.

Series phim "Tết ở làng địa ngục"

Phim chiếu rạp Tết 2024 vô cùng đa dạng các thể loại, nhưng nhìn chung đều hướng đến sự hoài niệm. Sau hai phim Tết liên tiếp thuộc thể loại kinh dị, tâm lý là Nhà không bán và Vong nhi, đạo diễn Hoàng Tuấn Cường giới thiệu đến khán giả dự án phim Tết năm 2024 mang tên "Sáng đèn" có bối cảnh trải dài từ thập niên 1990 đến những năm 2000. Phim muốn mang màu sắc của sự hoài cổ, nhuốm màu thời gian với những con người, đạo cụ gợi nhắc cho mọi người về thời hoàng kim của những gánh hát cải lương. Ngoài câu chuyện cảm động, phim còn truyền tải những nét văn hóa đậm chất Nam Bộ và lồng ghép nhiều trích đoạn cải lương kinh điển.

Cùng lấy bối cảnh những năm 1990, phim Gặp lại chị bầu xoay quanh thời thanh xuân của các bạn trẻ đam mê điện ảnh, diễn xuất. Qua đoạn trailer dài hơn hai phút, đạo diễn Nhất Trung đã tái hiện những địa điểm nổi tiếng như: Tiệm băng đĩa, quán ăn vặt tuổi thơ; các phương tiện giao thông như chiếc Cub 50, xe ca gần gũi, nhiều hoài niệm.

Phim Gặp lại chị bầu xoay quanh thời thanh xuân của các bạn trẻ đam mê điện ảnh, diễn xuất

Tiếp nối thành công đi vào lịch sử phòng vé Việt của Nhà bà Nữ trong mùa phim Tết năm 2023 với doanh thu 475 tỷ đồng, đạo diễn, diễn viên Trấn Thành tiếp tục công bố phim Tết năm nay với cái tên Mai. Phim dự kiến khởi chiếu vào ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết Âm lịch) tại hệ thống rạp trên toàn quốc. Tuy không đặt câu chuyện vào thập niên 1990 như Sáng đèn hay Gặp lại chị bầu nhưng phim Mai khơi gợi cảm giác hoài niệm về ngày xưa thông qua hình ảnh bối cảnh chính là chung cư cũ An Bình với lối kiến trúc độc đáo, mang màu sắc cổ kính của những năm xa xưa.

Tuy hoạt động điện ảnh thời điểm này có nhiều khó khăn nhưng các nghệ sỹ vẫn nỗ lực để khán giả không cảm thấy thiếu vắng mùi vị giải trí trong dịp Tết. Bên cạnh phim chiếu rạp, phim chiếu mạng trong dịp Tết được nhiều khán giả mong chờ. mở màn cho loạt phim chiếu mạng là bộ phim Cậu Út cậu con Cúc, có sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ như: Puka, Gin Tuấn Kiệt, Võ Tấn Phát, Lê Dương Bảo Lâm, Lâm Vỹ Dạ,…

Diễn viên Ngọc Thanh Tâm và đạo diễn Neko Lê hợp tác sản xuất phim "Mắc gì Tết?" hay Phim "Chuyện nhà Tí 3" mang đến thông điệp nhân văn, gợi nhớ về Tết xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan phim Venice lần thứ 81 sẽ được diễn ra. Mọi thông tin về Giải thưởng điện ảnh lâu đời nhất thế giới luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả và giới chuyên môn bởi quy mô, sự góp mặt của các nhà làm phim lớn và những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao.

Liên hoan phim Venice lần thứ 81, một trong những sự kiện điện ảnh danh giá nhất thế giới, sẽ chào đón một đại diện đến từ Việt Nam - "Don't Cry Butterfly" (Mưa trên cánh bướm) của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh. Đây là dự án độc đáo hứa hẹn mang đến cho khán giả quốc tế những góc nhìn mới mẻ về điện ảnh Việt Nam.

Lịch sử luôn là chủ đề được nhiều nhà làm phim hoạt hình quan tâm, nhưng chưa được khai phá xứng đáng với tiềm năng của phim hoạt hình Việt Nam.

Sau những công bố về hai bộ phim truyền hình là “Hà Nội trong mắt em” và “Mật lệnh hoa sữa”, dự án phim “Vì tình yêu Hà Nội” cho thấy sự chất lượng, đầu tư chỉn chu của Đài Hà Nội. Mỗi bộ phim lại nói về những khía cạnh khác nhau trong đời sống tại Thủ đô, cũng như tâm tư tình cảm của những con người đang sinh sống tại nơi đây theo những cách gần gũi, chân thực nhưng không kém phần hấp dẫn.

Chỉ với những thông tin ban đầu được tiết lộ, “Mật lệnh hoa sữa” đã thu hút khán giả bởi thông điệp của kịch bản và sự đặc sắc của các tuyến nhân vật. Bên cạnh đó, ê-kíp sản xuất “Mật lệnh hoa sữa” cũng “bảo chứng” cho chất lượng của bộ phim.

Với mong muốn đưa dòng phim hình sự trở lại với khán giả, Đài Hà Nội công bố dự án phim truyền hình mang tên “Mật Lệnh Hoa Sữa”, hứa hẹn mang tới hình ảnh chân thực về chiến sĩ Công an Thủ đô, đồng thời tái hiện những kỳ án từng được phá qua cách kể hứa hẹn hấp dẫn.