New START: Nga không lạc quan sau phản ứng của phương Tây

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, phản ứng của phương Tây trước quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước New START của Nga mang lại rất ít hy vọng rằng các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ được nối lại.

Tuy nhiên, hoàn cảnh thay đổi theo thời gian, vì vậy Nga sẽ duy trì "cách tiếp cận kiên nhẫn, chờ đợi các đối thủ trưởng thành để đối thoại bình thường", ông Peskov cho biết thêm, “Trong khi đó, Moscow sẽ quan tâm đến an ninh của mình, bao gồm cả sự ổn định chiến lược”. 

Trong thông điệp gửi tới Quốc hội Liên bang ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow sẽ đình chỉ việc thực hiện Hiệp ước hạt nhân New START, nhưng không rút khỏi nó hoàn toàn. Ông giải thích rằng trước khi nối lại hoạt động, Nga muốn hiểu rõ về "những quốc gia thuộc liên minh Bắc Đại Tây Dương như Pháp, Anh" và kho vũ khí chiến lược của họ sẽ như thế nào. New START là hiệp định giữa Mỹ và Nga về việc cắt giảm kho dự trữ hạt nhân của cả hai quốc gia, cho phép hai nước giám sát các cơ sở quân sự của nhau để xác nhận sự tuân thủ. Tuy nhiên, do xung đột ở Ukraine, các cuộc giám sát như vậy đã không thực hiện được. 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken gọi động thái của Nga là “vô cùng đáng tiếc” đồng thời cho biết Washington sẽ “theo dõi cẩn thận để xem Nga thực sự làm gì”. Ông khẳng định: “Chúng tôi luôn sẵn sàng thảo luận về việc cắt giảm vũ khí chiến lược bất cứ lúc nào với Nga, cho dù bất kể điều gì đang xảy ra trên thế giới hoặc trong mối quan hệ của hai nước”.

Theo TASS, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Áo, ông Mikhail Ulyanov, khẳng định không loại trừ khả năng Moscow có thể xem xét lại quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước New START nếu Mỹ giảm leo thang.  "Đình chỉ không có nghĩa là rút lui. Tình hình có thể 'đảo ngược' nếu Mỹ thể hiện ý chí chính trị và nỗ lực trung thực vì mục tiêu giảm leo thang chung và tạo điều kiện cho hoạt động toàn diện của New START", ông Ulyanov viết trên trang Twitter và Telegram cá nhân. 

Trước đó, ngày 22/2, Quốc hội Nga đã thông qua luật đình chỉ sự tham gia của Moscow vào thỏa thuận New START, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định nối lại sự tham gia của Nga trong hiệp ước cũng sẽ do Tổng thống Putin đưa ra.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Viktor Bondarev cho biết tại phiên họp toàn thể của Thượng viện Nga hôm 22/2, cáo buộc rằng việc đình chỉ hiệp ước New START được cho là khiến thế giới tiến tới một thảm họa hạt nhân là hoàn toàn không chính xác. "Thế giới nói rằng quyết định này đẩy chúng ta đến gần hơn với thảm họa hạt nhân, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Nhờ quyết định này, họ sẽ đối thoại bình đẳng với chúng tôi," ông Bondarev nói. Theo nhà lập pháp, quyết định này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng thủ của Nga.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden coi việc Nga quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước START mới là 'một sai lầm lớn'.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm qua (19/4), cử tri Ấn Độ đã đi bỏ phiếu cuộc tổng tuyển cử lớn nhất trong lịch sử để bầu Hạ viện mới với nhiệm kỳ 5 năm.

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cho biết chính phủ nước này sẽ cho phép các trường y tự quyết định việc tuyển sinh vào năm tới nhằm chấm dứt tình trạng đình công kéo dài của các bác sĩ.

Lực lượng không quân của Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm tăng cường năng lực phối hợp giữa quân đội hai nước.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến thăm khu vực tiền tuyến Donetsk, miền đông nước này và họp bàn với giới chức quân sự về tình hình quốc phòng hiện nay.

Tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường ở Brussels, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thúc đẩy ý tưởng hợp nhất các thị trường tài chính của khối trong nỗ lực cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ, kể cả trong cuộc đua về công nghệ sạch.

Sau ba ngày họp tại đảo Capri của Italy, ngày 19/4, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã bế mạc với tuyên bố chung đề cập đến một loạt vấn đề nóng hiện nay.