Nga cảnh báo kịch bản thay đổi học thuyết hạt nhân
Phát biểu với hãng thông tấn RIA Novosti, ông Kartapolov tuyên bố sự thay đổi các quy tắc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ phụ thuộc vào tình hình quân sự và chính trị quốc tế.
Học thuyết hiện tại của Nga nêu rõ vũ khí hạt nhân chỉ có thể được sử dụng nếu đất nước bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu phải đối mặt với mối đe dọa hiện hữu từ chiến tranh thông thường.
Học thuyết này phản ánh thái độ của Nga đối với những vấn đề đang diễn ra xung quanh đất nước chúng ta. Nếu các thách thức và mối đe dọa gia tăng, chúng ta có thể phải sửa đổi một số điều trong học thuyết, về thời gian và về việc đưa ra quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông Andrey Kartapolov - Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga.
Tuy nhiên, quan chức Nga cho rằng vẫn còn quá sớm để nhắc về bất kỳ thay đổi cụ thể nào.
Trước đó hôm 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva đang cân nhắc thay đổi học thuyết hạt nhân của đất nước. Giải thích cho tuyên bố trên, nhà lãnh đạo Nga cho rằng phương Tây đang nỗ lực “hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân”, bao gồm cả việc phát triển các thiết bị hạt nhân có năng suất cực thấp.
Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi không cần khả năng tấn công trước, vì đòn đáp trả của chúng tôi chắc chắn sẽ tiêu diệt bất kỳ kẻ tấn công nào”.
Học thuyết hạt nhân được công bố năm 2020 của Nga đặt ra các điều kiện, mà theo đó Tổng thống Nga sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc đáp trả việc sử dụng vũ khí thông thường chống lại Nga trong trường hợp sự sống còn của nước Nga bị đe dọa.
Những động thái mới về học thuyết hạt nhân của Nga xuất hiện sau khi Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuần trước tiết lộ các thành viên của khối quân sự này đang xem xét về việc chuẩn bị thêm các vũ khí hạt nhân ở chế độ sẵn sàng chiến đấu, trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa NATO với Nga về vấn đề Ukraine.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.
Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
0